Trong thời điểm hiện tại, bán hàng hay kinh doanh online đang là một hình thức kinh doanh buôn bán rất được ưa chuộng. Hình thức kinh doanh này phát triển rộng rãi không chỉ thông qua các website hay trang bán hàng điện tử lớn như lazada, Sendo, Shopee… mà chủ yếu rầm rộ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… Việc lựa chọn các mạng xã hội này tùy thuộc vào mặt hàng và đối tượng khách hàng mà người bán hướng tới. Vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất khi chọn mua qua mạng là vấn đề về giá cả. Để thông báo tới khách hàng về giá cả của sản phẩm, các cửa hàng, shop online có hai hình thức chính đó là để giá công khai và thực hiện inbox giá. Để giá công khai là một việc khá bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng “phẫn nộ”, không hài lòng vì phải inbox giá cho shop đó nhưng lại rất nhiều shop online lựa chọn hiện tại. Vậy tại sao phải inbox giá khi bán hàng online?
Nếu để giá công khai mang đến cho người mua nhiều lợi ích và có nhiều khả năng lựa chọn mặt hàng thì lợi ích khi để
giá inbox khi bán hàng online có lợi ích gì?
1. Tránh tình trạng cướp khách:
Hiện tại, rất nhiều chủ shop online bất ngờ khi shipper thực hiện hoàn lại mặt hàng với lí do “khách đã nhận được hàng trước đó”. Hoặc một số shop chỉ mới lên đơn nhưng đã nhận được feedback từ khách hàng rằng “shop giao hàng rất nhanh, lại được giảm giá nữa, cảm ơn shop” trong khi mặt hàng mà khách hàng nhận được thực sự không cùng chất lượng và giống với của cửa hàng mình. Hơn nữa, điều quan trọng là shop chưa hề giao hàng đi. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?
Thực chất, khi khách hàng thấy giá cả và thông tin về sản phẩm đã đầy đủ và sẵn sàng trên page, nhiều người sẽ sẵn sàng bình luận luôn bên dưới là “giao cho mình một chiếc A tới số nhà X đường Y quận Z… số điện thoại…”. Chính vì bước công khai thông tin người nhận này của chính người mua mà nhiều đối thủ cạnh tranh khác đã nhảy vào cướp khách. Chỉ sau vài giây commend của khách hàng được đăng tải, một người X nào đó chủ động inbox với họ với tư cách là admin hay chủ shop gì đó và thực hiện giao nhận hàng ngay sau đó. Đây chính là hiện tượng cướp khách mà điều kiện lại vô tình do chính người mua tạo ra. Đối tượng cướp khách vừa không mất tiền chạy quảng cáo mà lại vừa có được khách hàng.
2. Bảo vệ khách hàng khỏi việc mua phải hàng đều, kém chất lượng:
Song song cùng tình trạng cướp khách ở trên, cũng nhờ “điều kiện” mà người mua vô tình tạo ra, nhiều người mua lại nhận chính “trái đắng” cho mình. Bởi nếu trường hợp người mua nhận được hàng có chất lượng tốt từ shop đã cướp khách thì còn được xem là may mắn. Thực tế, nhiều người nhận hàng xong mới tá hỏa là bị lừa, hàng giao khác hoàn toàn so với hàng đặt. Thậm chí có người đặt một chiếc váy giá cả triệu bạc nhưng nhận lại chỉ là mớ giẻ rách.
Do đó, đây chính là việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Việc inbox giá cho shop giúp khách hàng bảo mật được thông tin, tránh tình trạng bị lừa đảo hàng kém chất lượng, giảm được vài đồng ship nhưng lại mất cả triệu tiền oan. Hơn nữa, khi
inbox trực tiếp giá cả, khách hàng sẽ được trao đổi, tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm, giải đáp chi tiết về chất lượng hàng hóa và xuất xứ. Từ đó sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
3. Tránh ảnh hưởng uy tín của người bán:
Từ việc bị lừa đảo hàng kém chất lượng ở trên, nhiều khách hàng không hiểu ra vấn đề đã quay sang chỉ trích, có lời lẽ khiếm nhã và đánh giá kém chất lượng, gây mất hình ảnh và uy tín của cửa hàng. Tuy việc này chỉ là do sự vô tình của người mua nhưng hệ lụy về sau thì ảnh hưởng khá nặng nề với nhiều shop bán hàng online.
4. Để fanpage có thể gửi tin nhắn:
Những khách hàng đã từng gửi tin nhắn cho shop hỏi về giá cả hay cần tư vấn điều gì về cách dùng, công dụng của sản phẩm sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất của cửa hàng. Bởi lí do các fanpage bán hàng không có khả năng inbox trực tiếp cho từng người. Hơn nữa với số lượng hàng trăm triệu người dùng mạng xã hội thì làm sao để lọc được đối tượng quan tâm đến sản phẩm của họ để gửi thông tin cũng là một bài toán khó. Tuy nhiên, fanpage có chức năng tương tác với những khách hàng đã nằm trong hộp inbox của họ, những người từng inbox trực tiếp chứng tỏ họ có quan tâm ít nhiều đến sản phẩm của shop. Vậy nên mỗi khi cửa hàng có chương trình khuyến mãi hay ra bộ sưu tập sản phẩm, thông tin sẽ được tự động inbox cho khách hàng theo địa chỉ hộp thư cũ. Điều này giúp các shop online có sẵn lượng khách hàng tiềm năng khá lớn.
5. Để fanpage tăng tương tác với người dùng:
Bạn có thể để ý trên new feed của bạn, ngoài việc xuất hiện các bài đăng từ bạn bè của bạn thì có những bài đăng từ các fanpage khác nữa. Những fanpage này là những fanpage bạn đã từng ấn like hoặc từng inbox, tức là có từng tương tác với họ hoặc click vào trang chủ của họ để tìm hiểu. Facebook hoặc các mạng xã hội khác có khả năng dựa trên tương tác của bạn theo số lượng và thời gian mà lọc ra những fanpage có tương tác nhiều nhất và hiện trên new feed của bạn. Điều này giúp các shop có khả năng tiếp cận nhiều người hơn, tạo điều kiện để tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng quy mô bán hàng.
🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ: 182 Tran Binh Trong Street, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City
BÌNH DƯƠNG: 27 Đường số 16. Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
☎ Hotline: 09.7777.1060
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook: https://www.facebook.com/minara.net/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của
MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!