CRM và ERP là hai giải pháp phần mềm được tạo ra để hỗ trợ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên, CRM và ERP lại được sử dụng cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Do đó, cả hai phần mềm đều cho phép nhân viên chia sẻ thông tin để phối hợp hoạt động trong tổ chức, cho phép người quản lý đưa ra quyết định dựa trên các báo cáo và dự báo được phân tích từ phần mềm nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn, ngay cả đối với những người đang sử dụng chúng. Vì thế ta phải so sánh CRM và ERP để chọn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp lúc này nhất.
CRM là gì?
CRM - Customer Relationship Management là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến khách hàng nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng thực sự, xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ với những khách hàng này (theo nguyên tắc: giành được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng còn khó hơn nhiều lần).
Do đó ta có thể hiểu CRM là một hệ thống tổng hợp nhiều kỹ thuật từ nghiên cứu khách hàng, phần tích hành vi khách hàng, chia đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ khách hàng.
ERP là gì?
ERP - Enterprise Resource Planning hay còn được biết đến với cái tên Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là giải pháp giúp doanh nghiệp tự kiểm soát các nguồn tài nguyên của mình thông qua việc quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v…
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Vậy CRM và ERP đâu là điểm khác biệt?
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CRM VÀ ERP
Qua hai khái niệm trên chúng ta có thể thấy được rằng mục tiêu chính của CRM chính là doanh thu, lợi nhuận và lòng trung thành của khách hàng còn ERP sẽ tập trung vào những quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp để tăng hiệu quả và tối ưu nó. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm khác biệt khác trong bảng so sánh CRM và ERP sau:
Tiêu chí
|
|
|
Mục đích
|
Tìm kiếm khách hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng để tạo ra lợi nhuận
|
Hoạch định và tối ưu các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp để tăng hiệu quả kinh doanh
|
Đối tượng quản lý
|
Tập trung chủ yếu vào khách hàng, bộ phận bán hàng và marketing với những đối tượng chính:
-
Thông tin khách hàng: hỗ trợ tìm kiếm, quản lý
-
Chăm sóc khách hàng
-
Hỗ trợ bán hàng: hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng
-
Đánh giá mức độ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng
-
Hỗ trợ quảng bá thương hiệu
|
Quản lý quy trình và hoạt động của các bộ phận:
-
Tài chính/ kế toán: Hỗ trợ tính toán tiền lương, dòng tiền của công ty, qui trình kế toán
-
Nhân sự: quản lý nhân viên, tuyển dụng…
-
Sản xuất: Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất
-
Kế hoạch: Quản lý dự án, lập kế hoạch...
|
Mục tiêu
|
-
Tăng lợi nhuận
-
Tối ưu hóa quá trình bán hàng
-
Tự động hóa lực lượng bán hàng
-
Tăng độ trung thành của khách hàng
-
Giảm chi phí chốt sales và tìm kiếm khách hàng
|
-
Tăng lợi nhuận
-
Tối ưu hóa và cải thiện quy trình quản lý, hoạch định nguồn lực để các bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn
-
Tăng khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp
-
Tăng hiệu suất, giảm thiểu chi phí phát sinh
|
Quá trình chuyển đổi dữ liệu
|
CRM hoạt động trong phạm vi cụ thể hơn nên việc chuyển thông tin từ hệ thống cũ lên phần mềm nhanh chóng và dễ dàng.
|
ERP phải chuyển đổi thông tin dữ liệu của cả doanh nghiệp nên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.
|
Chi phí
|
Chi phí tương đối thấp
|
Chi phí khá cao
|
Loại hình doanh nghiệp
|
Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn nhờ khả năng thích nghi dễ dàng và lợi ích tối quan trọng liên quan đến khách hàng.
|
Các doanh nghiệp vừa và lớn có hệ thống phòng ban phức tạp
|
TRIỂN KHAI CRM và ERP KHI NÀO?
Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp phải băn khoăn nhất khi phải đứng giữa hai sự lựa chọn nên đầu tư vào CRM hay ERP.
Thường thì khoảng thời gian đầu của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mới bắt đầu được hình thành và phát triển mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp lúc này là làm thế nào để thu hút khách hàng mới, bán được nhiều hàng hơn và gia tăng doanh thu nhanh nhất có thể. Tại thời điểm này, CRM sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp. CRM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình bán hàng và tiếp thị và chăm sóc khách hàng một cách có hiệu quả, từ đó doanh thu cũng được gia tăng và doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển
Khi đạt được mục tiêu doanh thu, có nghĩa là doanh nghiệp đã bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng. Lúc này, số lượng nhân viên bắt đầu tăng lên, quy trình vận hành cũng trở nên phức tạp và có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn., các quy trình làm bằng tay không còn phù hợp, mọi hoạt động trở nên chậm trễ, thì phí thì gia tăng. Thời điểm này là thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết để ERP được triển khai để tối ưu các quy trình quản lý, cắt giảm chi phí và tăng doanh thu. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có quy trình nghiệp vụ phức tạp ngay từ thời điểm ban đầu thì ERP cũng có thể tích hợp sớm hơn.
Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, vững chắc cũng có thể cân nhắc việc tích hợp sử dụng hai phần mềm với nhau để đồng bộ hóa thông tin và tối ưu hóa toàn bộ quá trình quản lý để từ đó gia tăng thêm hiệu quả.
🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ: 182 Tran Binh Trong Street, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City
☎ Hotline:
0907.233.332
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook: https://www.facebook.com/minara.net/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của
MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!