Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Porter’s Five Forces hay còn được biết tới là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter hay mô hình cạnh tranh của Michael Porter. Đây là mô hình giúp xác định, phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp. Mô hình này giúp các doanh nghiệp xác định điểm yếu, điểm mạnh của ngành, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan và điều chỉnh phù hợp.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xuất bản lần đầu năm 1979, trên tạp chí Harvard Business Review với mục tiêu tìm ra yếu tố tạo lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Mô hình này được xem là công cụ giúp các doanh nghiệp duy trì lợi nhuận, cung cấp chiến lược cạnh tranh với đối thủ.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Năm 1979, mô hình 5 năng lực cạnh tranh lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Harvard Business Review như sau:
Mức độ cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành
Áp lực này chủ yếu nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp.
Thông thường các ngành chỉ bao gồm DN vừa và nhỏ, không có đơn vị nào ở vị trí thống trị. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các DN lớn thậm chí chỉ một DN duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh tương lai
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là 1 trong 5 yếu tố trong 5 mô hình áp lực cạnh tranh mà bạn cần quan tâm và phân tích kỹ lưỡng. Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó quan trọng là hàng rào chi phí quyết định. Điều này đe dọa các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó, để tạo vị thế trong ngành doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập như:
- Sản phẩm được khác biệt hóa
- Lợi ích theo quy mô nhằm giảm chi phí sản xuất.
- Duy trì các kênh phân phối trung thành và mở rộng kênh phân phối mới.
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Áp lực này trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh đánh giá khả năng của khách hàng tới giá bán và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng càng có nhiều quyền lực đối với sản phẩm cũng như khả năng thay đổi lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn có khả năng gây áp lực bằng cách liên kết với nhau để có được mức giá tốt hoặc tạo xu hướng mua sắm cho thương hiệu. Trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, do vậy các nhà cung ứng phải tự cạnh tranh với nhau.
Phân tích áp lực từ nhà cung cấp
Là 1 trong 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Áp lực này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Qua đó làm giảm khả năng cung ứng của doanh nghiệp, không đảm bảo được yếu tố đầu vào đủ về số lượng và đúng chất lượng cần thiết. Hơn thế nữa, số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng là một vấn đề cần xem xét. Khi số lượng nhà cung cấp trên thị trường càng ít thì họ càng có nhiều quyền lực, dẫn tới rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp.
Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.
Lời kết
Đây là mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Hãy theo dõi Minasoft để biết thêm nhiều thông tin thú vị về Digital Marketing mỗi ngày.
🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ:
HCM: 182 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Hồ Chí Minh City
BÌNH DƯƠNG: 27 Đường số 16. Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
☎ Hotline: 09.7777.1060
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn. Bộ phận tư vấn của MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!