Giữ tiêu đề ngắn gọn
Các từ khóa cần được nhắm mục tiêu trên các trang riêng biệt và sử dụng nhiều trang cho các từ liên quan. Những landing page cho các chủ đề hỗn hợp hoặc chung chung thường không mang lại hiệu quả tốt bởi khó cạnh tranh với các từ khóa đơn phổ biến nếu không thêm các cụm từ cho tiêu đề.
Lời khuyên chung là nên giữ tiêu đề ngắn gọn (ít hơn 70 ký tự) và chỉ nhắm mục tiêu trong khoảng từ hai đến ba từ khóa có liên quan nhất đến nội dung của trang. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể phát triển các từ khóa đuôi dài (longtail keyword) để tạo tiêu đề phù hợp với cả người đọc và các bot kiểm tra mà công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá trang web của bạn.
Tránh nhồi nhét từ khóa
Đã có rất nhiều khuyến cáo về tác hại của việc nhồi nhét từ khóa trong tiêu đề, thẻ meta description và nội dung của bài viết. Nhiều chuyên gia cho biết, Google sẽ đưa ra hình phạt cho việc lạm dụng từ khóa quá mức mặc dù ngưỡng mật độ từ khóa cho phép không được tiết lộ.
Một cách đơn giản, mật độ từ khóa là số lần xuất hiện của cụm từ tìm kiếm (từ khóa hoặc cụm từ khóa), thường được thể hiện dưới dạng phần trăm trên tổng số từ trên một trang nhất định. Mật độ từ khóa lý tưởng không được lớn hơn 5,5%. Nhưng mỗi công cụ tìm kiếm có các ngưỡng cho phép khác nhau.
Để tránh bị đánh gậy spam, bạn có thể phân bổ từ khóa trong các nội dung sau:
- Thẻ title
- Thẻ header
- Thẻ comment
- Thẻ body
- Thẻ anchor
- Thẻ hình ảnh
- Thẻ alt
- Tên domain
- Thẻ paragraph
Lưu ý: không sử dụng từ khóa giống hệt nhau trong tiêu đề nhiều hơn hai lần.
Cân nhắc sử dụng nhiều cụm từ khóa
Nếu Google xếp hạng cho tất cả các từ trong tiêu đề, bạn hoàn toàn có thể nhận được nhiều traffic hơn bằng cách sử dụng thêm hai hoặc ba từ khóa.
Tuy nhiên, như đã giải thích trong phần trước, trọng số hoặc giá trị của từ khóa sẽ giảm dần khi xuất hiện nhiều từ hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý khi kết hợp nhiều từ khóa là sự phù hợp. Trang của bạn có thể bị phạt nếu những từ bạn sử dụng không liên quan đến nội dung bài viết.
Nếu mức độ cạnh tranh cao, chỉ sử dụng một cụm từ duy nhất
Nếu một từ khóa có mức độ cạnh tranh cao thì tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng một từ khóa hoặc một cụm từ khóa duy nhất. Kiểm tra số liệu và mức độ cạnh tranh của từ khóa thông qua sử dụng công cụ Google Keyword Planner để kiểm tra và đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa.
Nếu từ khóa có mức độ cạnh tranh cao thì bạn cần duy trì sức mạnh của trang và tập trung cao độ cho một từ khóa chính thay vì thêm các cụm từ bổ sung. Nếu không, trọng số của từ khóa đó sẽ bị giảm. Hơn nữa, bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với các trang được nhắm mục tiêu mạnh vào cụm từ khóa đó.
Kết hợp các cụm từ khóa cạnh tranh để làm phong phú thêm tiêu đề
Công cụ Google Keyword Planner gợi ý cho bạn một số cụm từ khóa tiềm năng có liên quan đến cùng một chủ đề. Giả sử bạn đang cố gắng marketing lợi ích của chiết xuất trà xanh tới sức khỏe, đặc biệt là những người muốn việc giảm cân. Công cụ Google Keyword Planner sẽ hiển thị ba cụm từ cạnh tranh sau:
- Lợi ích sức khỏe của trà xanh
- Chiết xuất trà xanh
- Lợi ích của trà xanh trong hỗ trợ giảm cân
Sử dụng dấu phân cách cho các cụm từ khóa
Nếu tiêu đề của bạn có chứa nhiều cụm từ khóa, bạn có thể sử dụng thêm các dấu phân cách như dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-) hoặc dấu phẩy (,)
Tuy nhiên, không nên sử dụng dấu gạch dưới (_) vì các công cụ tìm kiếm không nhận ra nó là dấu phân cách. Những ký tự này không có lợi về xếp hạng, nhưng chúng giúp tiêu đề dễ đọc dễ hiểu hơn.
Kết hợp các từ đồng nghĩa
Bạn có thể mở rộng các từ khóa trong tiêu đề bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa và cách diễn đạt khác cho chủ đề.
Một trong những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi nhắm mục tiêu một cụm từ duy nhất trong tiêu đề của bạn là nó tạo ra xu hướng tối ưu hóa quá mức, ngay cả khi không có ý định đó. Và việc kết hợp nhiều biến thể sẽ giúp bạn giải quyết bài toán này.
Đừng lạm dụng
Hãy cẩn thận khi thêm quá nhiều từ khóa vào tiêu đề. Càng cố gắng nhồi nhét, tiêu đề càng kém tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn có thể nhận thêm hình phạt từ các công cụ tìm kiếm.
Lời kết
Nếu bạn đảm bảo được các yếu tố nêu trên kết hợp cùng với những nội dung chất lượng. Thì những bài viết của bạn sẽ dễ dàng lên top và có cơ hội được