KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) theo một nghĩa dễ hiểu là Người tiêu dùng chủ chốt. Họ được định nghĩa là những người có sức ảnh hưởng lớn và phần nào ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của phần lớn những người tiêu dùng khác .
Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra đánh giá. Khác với KOL thường được các nhãn hàng booking để giới thiệu sản phẩm, KOC trước hết là người tiêu dùng, do đó họ sẽ tự quyết định việc họ muốn dùng thử và đánh giá sản phẩm nào. Những nhận xét của họ phần lớn đều dựa trên trải nghiệm thật nên thường mang tính khách quan.
Lý do KOC đang dần thay thế KOLs?
Trong thời đại 4.0 này, khách hàng có rất nhiều chọn lựa. Do đó, mọi người đều cẩn thận hơn khi quyết định mua một sản phẩm. Họ sẽ tìm hiểu từ những nhận xét của khách hàng trước, đấy cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời.
Chính vì vậy, đây sẽ là những lý do mà tại sao KOC đang dần thay thế KOL:
Tiết kiệm chi phí cho nhãn hàng
Khi hợp tác KOLs, nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí khá lớn booking tuỳ thuộc vào cấp độ nổi tiếng của KOLs đó. KOLs càng nổi tiếng, thì chi phí chi trả của doanh nghiệp càng cao. Ngoài ra, chi phí phát sinh khác trong việc sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông đi kèm.
Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ phải chi đóng phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC đem lại.
Tăng doanh thu hiệu quả
KOC trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm, đưa rõ ra những nhận xét chân thực nhất của chính mình mà không phụ thuộc vào nhãn hàng. Vì lẽ đó, những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng.
Tạo lòng tin đối với khách hàng
KOC không những đem tới hiệu quả tại, mà bền lâu còn giúp nhãn hàng xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng bằng những review khách quan, chân thực nhất.
Những lý do trên cũng chính là những điểm mạnh của KOCs so với KOLs, dựa trên các tiêu chí về chi phí, doanh thu và mức độ tin tưởng. Từ những dữ liệu, bằng chứng thực tế từ KOCs, doanh nghiệp cũng phần nào có thể đưa ra những quyết định nhất trong chiến dịch Influencer Marketing của mình.
KOC kiếm tiền như thế nào?
KOC và KOL kiếm tiền không có gì khác nhau. KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube; tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, với KOLs, nhãn hàng sẽ trả tiền để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn bạn đã bán được.
Lời kết
Tóm lại, nếu như KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, độ phủ sóng thương hiệu thì KOC lại mang đến những con số về doanh thu. Đây là một cách thức truyền thông mới phù hợp với nhiều ngành hàng. Hãy theo dõi minasoft.vn để biết thêm nhiều kiến thức marketing hữu ích bạn nhé.