Kết nối với khách hàng trên đa kênh bao gồm Website và Social Media khi làm Marketing không phải điều dễ dàng. Chí ít, bạn sẽ phải nỗ lực hơn bình thường để xây dựng lòng tin qua truyền thông mạng xã hội.
1. Kết nối với khách hàng bằng cách lắng nghe
Chúng ta đến mạng xã hội với mục đích “xã hội hóa” – làm một phần trong cộng đồng lớn và ai cũng đều cần được lắng nghe. Hãy chú tâm tới khách hàng của bạn, ghi lại mọi thứ có liên quan tới công việc của bạn. Đây chính là thông tin bạn nên dùng trong những nội dung truyền thông mạng xã hội và trên
Website của mình.
Thực sự lắng nghe và thấu hiểu khách hàng chính là điều kiện tiên quyết để kết nối với khách hàng
2. Giải quyết vấn đề của khách hàng sau khi biết tường tận
Thay vì nói điều tương tự như đối thủ cạnh tranh của bạn, hãy nghĩ ra điều gì đó mới mẻ. Hãy suy nghĩ về một giải pháp duy nhất cho cùng một vấn đề cũ. Ví dụ, hầu hết mọi người tin rằng bảo hiểm chỉ dành cho người già hoặc tạo thanh toán tối thiểu hàng tháng trên thẻ tín dụng là đủ. Điều đó rõ ràng là không đúng sự thật.
3. Hỗ trợ khách hàng trên nhiều kênh khác nhau
Chẳng hạn như một khách hàng bạn tương tác trên
Website, mỗi khi cuộc trò chuyện kết thúc, không có nghĩa là giữa bạn và khách hàng đã không còn liên quan gì với nhau. Hãy chăm sóc họ, thường xuyên quan tâm tới những vấn đề họ đã gặp phải và bạn đã giúp họ có giải pháp. Hoặc bạn có thể mời khách hàng kết nối với bạn trên đa kênh trên chính kênh họ đang tương tác với bạn. Có như vậy, khách hàng mới “yêu” bạn hơn, muốn gắn bó lâu dài và trung thành với bạn cũng như quan tâm tới các sản phẩm của bạn
Tích hợp tương tác và chăm sóc khách hàng trên đa kênh tại 1 nền tảng – Subiz
4. Luôn chính xác và thống nhất
Nội dung bạn truyền tải tới khách hàng của mình trên các trang mạng truyền thông và trên
Website phải luôn thống nhất, chính xác. Cùng 1 thông điệp, bạn vẫn có thể sử dụng các câu từ, từ ngữ khác nhau trên các kênh các nhau để truyền tải chúng nhưng đừng làm sai lệch ý nghĩa của thông điệp đó. Khách hàng tin tưởng bạn là khi bạn không để xảy ra những sai sót hay nhầm lẫn thông tin thông tin, họ sẽ càng nghi ngờ về bạn và những sản phẩm, dịch vụ của bạn.
5. Gây dựng sự kết nối về mặt cảm xúc
Marketing được xây dựng dựa trên nền tảng của niềm tin và cảm xúc. Vì vậy, hãy khiến khách hàng cảm thấy bạn thấu hiểu “nỗi đau” của họ sâu đến mức nào và cam kết giải quyết vấn đề từ bạn lớn ra sao. Đồng thời, không nên để tất cả mọi thứ xoay quanh công ty và sản phẩm mà hãy bắt đầu một chiến dịch ở điểm mọi khách hàng đều muốn đọc hay nghe. Nó có thể là bất cứ thứ gì nhằm kết nối với khách hàng, như một câu chuyện cởi mở cùng những người cha trong Ngày Của Cha về thói quen tiêu dùng của những đứa con của họ.
6. Sử dụng hashtag một cách thông minh
Hashtag rất hữu hiệu trong việc tóm tắt những ý nổi bật trong bài viết, do đó, hãy sử dụng chúng thật khéo léo. Bạn nên nghĩ ra một hashtag riêng, đừng quá bận tâm đến ngữ pháp. Thực tế, nhiều hashtag đình đám lại không mang quá nhiều ý nghĩa, ví dụ như #PutACanOnIt hoặc #NationalFriedChickenDay. Nếu bạn không tạo ra hashtag riêng cho mình, hãy thử thêm từ #smart vào mọi chủ đề, ví dụ: #SmartInvesting, #SmartBorrowing, #SmartInsight hoặc #SmartFinancing.
Nếu bạn đang bắt đầu một chiến dịch truyền thông online, hãy nghĩ tới một hashtag làm nổi bật thông điệp chính để kết nối với khách hàng trên Social Media. Thử tưởng tượng bạn đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính và đang bắt đầu chiến dịch phổ biến cho người dùng về khoản vay cá nhân. Phần lớn chúng ta đều chưa sử dụng đúng cách khoản vay cá nhân. Vậy tại sao bạn không “châm ngòi” một phong trào sử dụng hashtag có tên #WhatsYourMisuse để khiến người dùng chia sẻ cảm nhận của họ? Ý tưởng chung cho toàn chiến dịch là khiến khách hàng suy nghĩ và tất cả những gì bạn cần làm là đưa ra một câu hỏi đúng.
7. Tùy chỉnh nội dung cho từng nền tảng tương tác
Bạn nên điều chỉnh thông điệp riêng cho từng nền tảng truyền thông xã hội, ngay cả khi thông điệp chung của toàn chiến dịch là giống nhau. Nếu đó là Instagram, hãy tập trung hơn vào việc tạo nội dung trực quan độc đáo. Ngoài ra, đừng quên thêm hashtag bắt đầu bằng #. Nếu đó là Facebook, hãy thử sử dụng giọng điệu thân thiện và khuyến khích người theo dõi tham gia vào các chiến dịch marketing của công ty. Còn nếu bạn muốn truyền thông trên
Website của mình, hãy nhớ những sự chắc chắn về sản phẩm và thương hiệu của bạn cùng với sự đồng hành của bạn với khách hàng trong suốt hành trình. Hãy nhớ rằng, nhiều bình luận và lượt chia sẻ có nghĩa là khả năng hiển thị, nhận diện thương hiệu của bạn trên đa kênh đang tốt lên.
Đừng bỏ qua các nền tảng như LinkedIn. Nền tảng này cung cấp một cơ hội tuyệt vời để kết nối với khách hàng, cũng như các chuyên gia. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng giọng điệu chuyên nghiệp, tiết chế hashtag và biểu tượng cảm xúc. Ngoài ra, Youtube cũng là một cách tuyệt vời để giúp bạn định hướng khách hàng của bạn và xây dựng niềm tin với họ. Trên thực tế, một số ngân hàng đã bắt đầu tận dụng sức mạnh của YouTube để phát đi những thông điệp nghiêm túc mà không nhàm chán.
8. Có đủ sự kiên nhẫn cần thiết
Một kết quả khả quan sẽ không đến với bạn chỉ sau một đêm, thêm nữa, bạn chẳng phải là người duy nhất nỗ lực trong cuộc đua kết nối với khách hàng. Ngoài bạn, còn rất nhiều thương hiệu đối thủ đang cố gắng để trải nghiệm khách hàng trở nên hoàn hảo nhất có thể. Để thành công tìm đến bạn chứ không phải ai khác, hãy xây dựng niềm tin ở khách hàng và giữ vững nó bằng cách đều đặn đăng tải nội dung trên kênh mạng xã hội và
Website. Khi khách hàng nhìn thấy những cập nhật thường xuyên, có giá trị về công ty và sản phẩm, họ sẽ dần dần có lòng trung thành với thương hiệu.
MINARA – GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP