Bước 1: Xác định mục tiêu của nội dung Video
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng một chiến lược video marketing thành công là xác định mục tiêu của bạn.
Bạn hãy trả lời các câu hỏi như nội dung video để làm gì? Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm / dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng hay để thông báo một số tin tức quan trọng?
Mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn xác định:
- Những loại video bạn cần để sản xuất
- Cách quảng cáo video của bạn
- Nơi để đăng video của bạn
- Video của bạn dành cho ai
- Số liệu video marketing có giá trị nhất của bạn
Bước 2: Xác định đối tượng của bạn
Với các mục tiêu đã được sắp xếp, bây giờ bạn cần phải rõ ràng về việc ai sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Hãy xác định đối tượng mà thông điệp của bạn hướng tới. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu chính là chìa khóa thành công của bạn.
Đối tượng mục tiêu của bạn là nhóm người mà bạn đang tạo ra sản phẩm và dịch vụ của mình dành cho họ. Việc bạn cần làm bây giờ là hãy hiểu đối tượng khách hàng mình là ai để đưa ra đúng thông điệp.
Nếu ngay từ đầu bạn đã dành thời gian để xác định khách hàng lý tưởng của mình và tìm hiểu về hành vi của họ thì điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức sau này.
Bước 3: Lên kế hoạch nội dung
Ở bước này, bạn cần brainstorm những câu chuyện mà bạn sẽ kể, kịch bản nội dung chi tiết. Khi bạn thiết kế kế hoạch nội dung của mình, bạn cần liên tục tham khảo lại các mục tiêu đã xác định của mình và những hiểu biết hiện tại bạn có về người mà bạn đang liên lạc.
Ở giai đoạn này, hãy tìm cách tạo ra nội dung video chất lượng và hấp dẫn. Hãy cân nhắc những ý tưởng dưới đây để tối ưu hóa hiệu quả của video marketing:
- Xây dựng cốt truyện thú vị và hấp dẫn.
- Trong vòng 5-10 giây đầu tiên hãy bao quát mục đích của video.
- Đề cập đến lời kêu gọi hành động, giống như các chiến lược tiếp thị nội dung khác.
- Tối ưu hóa nội dung video của bạn bằng cách thêm chú thích và mô tả video. Việc thêm mô tả sẽ giúp Google hiểu nội dung của bạn là gì, từ đó giúp xếp hạng cao hơn.
- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Chia sẻ nội dung video của bạn ở mọi nơi.
Khi đưa ra các nội dung hữu ích, lưu ý hãy cố gắng làm cho chúng càng ngắn gọn càng tốt. Một kịch bản không chỉ bao gồm những đoạn hội thoại.
Nếu video của bạn yêu cầu nhiều hình ảnh, nhân vật hoặc cảnh quay khác nhau, hãy đưa chúng vào một cách tỉ mỉ. Ngoài ra, bạn cần chú ý: một tiêu đề hấp dẫn có thể lôi kéo được sự chú ý của người xem.
Hơn nữa, nếu có bất cứ từ khóa thích hợp sử dụng trong các tiêu đề, thì nó sẽ dễ dàng hiện ra trong kết quả tìm kiếm của các khan giả có nhu cầu hoặc yêu thích xem nội dung video đó.
Bước 4: Quảng bá Video Marketing
Khi có được video hoàn chỉnh trong tay, bạn sẽ nghĩ đến việc phát video này ở đâu, để thu hút được đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới. Có thể trên Fanpage, trang Youtube, website công ty.
Hãy xem xét cơ sở khách hàng của bạn một cách cẩn thận. Nó cung cấp một phân tích chính xác về hành vi của họ rất hữu ích cho bạn để chọn các kênh phân phối phù hợp.
Bước 5: Đo lường kết quả
Khi bạn đã triển khai bất kỳ kế hoạch hoặc dự án truyền thông nào, bạn cần thực hiện đánh giá. Từ đó, phân tích tất cả ưu và nhược điểm để cải thiện các chiến dịch tiếp theo.
Việc đo lường kết quả là một hoạt động không thể thiếu để đánh giá mức độ thành công của Video Marketing, và tìm cách tối ưu cách thức và quy trình sản xuất.
Để đo lường sự thành công của các chiến dịch tiếp thị video, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí cụ thể.
Dữ liệu thống kê sẽ giúp bạn nhận biết được bao nhiều người đã xem video của bạn, xem được trong bao lâu, nam giới hay nữa giới thích xem nội dung của bạn, quốc gia, vị trí địa lý.
Khi đo lường thành công của một video quảng cáo, lượt xem không phải là tất cả. Hãy dựa vào mục tiêu tiếp thị của bạn để xem xét về các chỉ số KPI của chiến dịch.
Với mục tiêu nhận biết (Awareness), các KPI sau sẽ được đo lường:
- Lượt xem
- Lượt hiển thị
- Số lượng user
- Mức độ nhận biết
- Mức độ gợi nhớ quảng cáo
Với mục tiêu thu hút sự chú ý (Consideration), sẽ có các KPI sau được đo lường:
- Lượt view/lượt bình chọn
- Thời gian xem
- Mức độ yêu thích
- Mức độ chú ý
- Mức độ quan tâm đến thương hiệu
Với mục tiêu là kêu gọi hành động (Action), các KPI cần được đo lường sẽ là:
- Lượt click
- Lượt gọi điện
- Lượt đăng ký
- Số lượng hàng bán
- Mức độ quan tâm đối với việc mua sắm
Hãy đừng chỉ tập trung vào nội dung, hãy dành thời gian nghiên cứu thị hiếu khách hàng hoặc tìm hiểu những thông tin đang được chia sẻ rộng rãi trên Facebook. Đây sẽ là yếu tố làm nên sự thành công của Video Marketing của bạn.