Workshop là gì?
Workshop là một buổi hội thảo để trao đổi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,… trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Workshop có thể được tổ chức để trao đổi các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức hay đơn giản là trò chuyện để chia sẻ kinh nghiệm và những điều thú vị trong cuộc sống.
Tại đây, bạn sẽ được nghe diễn giả trao đổi về nhiều kiến thức khác nhau trong phần mở đầu của buổi họp mặt. Thời gian còn lại, những người tham gia buổi thảo luận sẽ được đặt ra những câu hỏi, chia sẻ và được học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Các bước triển khai 1 buổi workshop thành công
Để tổ chức được một buổi workshop thành công sẽ dựa vào nhiều yếu tố và rất cần sự nỗ lực. Cần định hướng và xây dựng một kế hoạch tốt để tạo nên buổi chia sẻ thành công và để lại ấn tượng với người tham dự.
Dưới đây là các bước chi tiết triển khai 1 buổi workshop thành công:
1. Chuẩn bị kế hoạch trước buổi workshop
Cần xác định rõ mục tiêu, thời gian diễn ra các hoạt động và kết quả cần đạt được sau khi kết thúc chương trình.
Để có thể tiếp cận được đúng đối tượng và quản lý tốt cần lập danh sách số lượng người tham gia. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, chọn địa điểm tổ chức phù hợp.
2. Xác định vai trò của đối tượng tham dự
Mỗi vị trí trong buổi hội thảo sẽ có trách nhiệm, vai trò khác nhau. Cần lên danh sách cụ thể những đơn vị, các cá nhân tham gia chương trình. Người ghi chép và người điều phối công việc phải cụ thể và rõ ràng. Trong một buổi workshop mỗi người sẽ có vai trò riêng, cụ thể như sau:
- Người điều phối (Facilitator): Người điều phối có nhiệm vụ quan trọng, chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi toàn bộ quá trình buổi workshop, nhằm đảm bảo buổi tổ chức diễn ra theo đúng kế hoạch. Là người chịu trách nhiệm lớn nhất, truyền tải thông tin từ người tham dự đến diễn giả nhanh chóng và kịp thời.
- Người chi chép (Note-taker): Là người ghi chép lại toàn bộ các thông tin, hoạt động quan trọng trong buổi workshop. Những thông tin đó có thể là: ý kiến từ người tham dự, câu trả lời từ chuyên gia, mục tiêu chưa thực hiện được,… và làm báo cáo lại sau buổi hội thảo.
- Người giám sát thời gian (Timekeeper): Nhiệm vụ chính của người giám sát thời gian chính là theo dõi timeline của buổi workshop, đảm bảo các hạng mục diễn ra theo đúng kế hoạch thời gian. Ngoài ra, trong các tình huống phát sinh thì Timekeeper cần điều chỉnh cho phù hợp với tổng lượng thời gian của chương trình.
- Người tham dự (Participant): Là khán giả, người trực tiếp tham dự buổi chia sẻ thông tin, là người lắng nghe và đưa ra những câu hỏi cho diễn giả. Người tham dự là thành phần quan trọng nhất trong danh sách này, họ quyết định buổi workshop thành công hay thất bại.
Việc xác định đối tượng giúp hoạt động đạt kết quả cao và mang tính chuyên nghiệp hơn. Để người tham gia có sự chuẩn bị tốt hơn cần trao đổi thông báo trước những hoạt động, kịch bản ngày hôm đó.
3. Lựa chọn địa điểm tổ chức
Tùy theo số lượng người tham dự để lựa chọn địa điểm phù hợp. Số lượng ít dưới 10 người nên chọn những phòng họp hội nghị. Số lượng người tham dự tầm vài chục đến vài trăm nên chọn những địa điểm ngoài trời.
4. Tiến hành tổ chức theo dự kiến
Mở màn cho buổi workshop là những lời chào, giới thiệu sơ bộ về khung thời gian diễn ra chương trình từ người điều phối. Trong quá trình diễn ra buổi workshop, người tham dự nên lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia.
Đây sẽ là những kiến thức rất hữu ích, có thể sẽ giải đáp hết những thắc mắc về chủ đề. Bạn có thể đặt câu hỏi để thảo luận giúp hoạt động diễn ra sôi nổi đạt kết quả cao.
5. Tổng kết và rút kinh nghiệm sau workshop
Đến gần hết thời gian diễn ra người điều phối sẽ tổng kết lại chương trình. Trả lời và hoàn thành tất cả câu hỏi của người tham dự đặt ra. Tiếp theo là gửi tài liệu đến người tham dự nếu có.
Lời kết
Qua bài viết trên có lẽ đã giúp mọi người hiểu thêm được về workshop là gì? Các bước để triển khai một buổi workshop thành công. Hy vọng, những thông tin sẽ cung cấp đến bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Khi có nhu cầu về các sản phẩm bên trên, đừng ngần ngại gọi ngay cho: 09.7777.1060 (các sales/ nhân sự trực hotline thay đổi bằng sđt holine của mình)
Hoặc Zalo 09.7777.1060 để được sự hỗ trợ và tư vấn sớm nhất
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG MINARA
ĐỊA CHỈ:
- 182 Trần Bình Trọng, P.3, Q.5, Tp.HCM
- 27 Đường số 16, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 097.777.1060
Email: info@minara.vn
Website: www.minara.vn