Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đem thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua việc giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, dễ nhận biết về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Từ các chiến lược marketing này, người dùng sẽ nâng cao nhận thức, niềm tin và yêu thích với thương hiệu, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng thành công cao hơn.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức để truyền thông thương hiệu như truyền thông qua báo chí, mạng xã hội, marketing trên các nền tảng trực tuyến, Influencer Marketing,...
Tại sao truyền thông thương hiệu rất quan trọng
Hoạt động truyền thông thương hiệu có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực marketing, dịch vụ bởi nó mang đến nhiều lợi ích như sau:
#1 Xây dựng niềm tin & cảm tình của khách hàng với thương hiệu
Bằng cách sử dụng các chiến lược marketing quy mô lớn, liên tục, có sự góp mặt của những người có sức ảnh hưởng hoặc cung cấp các thông tin giá trị, thương hiệu đã xây dựng thành công hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp trong nhận thức khách hàng. Khi đã có lòng tin nhất định về doanh nghiệp thì người dùng cũng sẵn sàng ủng hộ và chọn mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
#2 Nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu thể hiện mức độ sẵn lòng chi trả của khách hàng đối sản phẩm, dịch vụ hoặc chính bản thân doanh nghiệp. Giá trị này càng lớn càng chứng tỏ hình ảnh thương hiệu đang phát triển thành công. Do đó, các công ty luôn cố gắng thúc đẩy quá trình quảng bá thương hiệu càng mạnh mẽ càng tốt trên nhiều phương tiện như truyền hình, internet, báo chí,… Các hoạt động truyền thông sẽ góp phần tạo hiệu ứng đám đông, tập trung dư luận, mang đến những tác động tích cực cho danh tiếng doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng cường giá trị doanh nghiệp mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ của họ trên thị trường.
#3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Mỗi khách hàng luôn có một nhu cầu về sản phẩm nhất định nhưng không phải ai cũng có nhiều hiểu biết về thương hiệu. Vì vậy, vai trò của truyền thông thương hiệu là góp phần hình thành nhận thức cho người dùng, vào thời điểm họ cần mua sản phẩm có thể nghĩ ngay đến bạn. Hơn thế nữa, nếu thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, họ có xu hướng góp phần quảng bá doanh nghiệp đến đông đảo mọi người xung quanh.
Các hình thức truyền thông thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Trong thời đại chuyển đổi số hóa, các ngành nghề, lĩnh vực đều cố gắng tận dụng tối đa mọi nền tảng, phương pháp marketing để gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, quá trình truyền thông thương hiệu hiện nay có thể sử dụng 2 hình thức như sau:
1. Truyền thông trực tiếp
Đây là hình thức truyền tải thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối như email, điện thoại hoặc sự kiện trực tiếp. Chẳng hạn, thương hiệu có thể cho nhân viên đến các khu vực đông người như khu dân cư, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các khu vực đông đúc,... để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Hình thức marketing thương hiệu này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng, đo lường hiệu quả doanh số chính xác hơn. Việc tiếp xúc trực tiếp cũng giúp quá trình trao đổi, thuyết phục khách hàng diễn ra tích cực hơn, tăng cường khả năng chốt đơn thành công.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như chi phí thực hiện rất lớn, mất nhiều thời gian và nhân lực nếu muốn khảo sát ở nhiều thị trường, khu vực.
2. Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp sử dụng cách truyền tải tin tức về doanh nghiệp thông qua các kênh quảng cáo số như:
- Nền tảng trực tuyến
- Báo chí
- Truyền hình
- Video, tranh, ảnh
- …
Hình thức truyền thông gián tiếp có thể tiếp cận đến lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn. Tùy vào điều kiện ngân sách, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kinh phí quảng cáo phù hợp. Đặc biệt, phương pháp truyền thông thương hiệu này không bị giới hạn về phạm vi địa lý đồng thời còn đo lường hiệu quả toàn diện bằng công cụ đánh giả nhanh chóng, dễ dàng.
Tuy nhiên cách này cũng có nhược điểm là không thể cảm nhận thái độ, ý kiến của khách hàng trực tiếp nên rất khó để thuyết phục, điều hướng nội dung, thông điệp quảng cáo phù hợp.