Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quảng cáo toàn diện. Thuật ngữ này thường đề cập đến các thành phần/yếu tố chính trong chiến lược tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm bắt đầu bằng chữ P trong tiếng Anh. Cụ thể các chiến lược marketing mix sẽ bao gồm các khía cạnh: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng cáo).
Một chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ tập trung vào thông điệp truyền tải. Cách làm này giúp tiếp cận nhiều đối tượng hơn, bằng cách ghi nhớ 4P marketing, các chuyên gia tiếp thị có thể tập trung tốt hơn vào những yếu tố thực sự quan trọng. Tập trung vào phương thức hỗn hợp trong tiếp thị giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược khi tung ra sản phẩm mới hoặc sửa đổi các sản phẩm hiện có.
Định nghĩa về Marketing Mix
Năm 1960, giáo sư marketing kiêm nhà văn E. Jerome McCarthy lần đầu tiên giới thiệu chiến lược 4P để phát triển các chiến lược marketing hiệu quả. Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu của kế hoạch tiếp thị, người quản lý tiếp thị có thể thực hiện các cách tiếp cận khác nhau đối với từng chữ Ps.
Mỗi yếu tố có thể được triển khai độc lập, nhưng trong thực tế chúng thường phụ thuộc vào nhau. Cụ thể marketing hỗn hợp bao gồm các yếu tố:
Product (Sản phẩm)
Product là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing mix. Sản phẩm được hiểu là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế, sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả đến tay người tiêu dùng điều quan trọng nhất chính là xác định điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ đó với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh khác trên thị trường.
Các doanh nghiệp phải xác định liệu sản phẩm hoặc dịch vụ khác trên thị trường có đang được tiếp thị giống với sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình hay không. Thông qua chiến lược tiếp thị bài bản các đơn vị có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Chiến lược tiếp thị khác biệt giúp thu hút khách hàng và tạo được ấn tượng tốt trên thị trường.
Price (Giá)
Price (Giá) là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing hỗn hợp. Giá bán phản ánh mức giá cả của sản phẩm/dịch vụ, mức chi phí mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa mà họ mua. Các chuyên gia tiếp thị cần xem xét các chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như: Chi phí nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối.
Nhà quản lý cần thực hiện định giá sản phẩm dựa trên chi phí tạo ra sản phẩm thành phẩm. Định giá chủ yếu dựa trên chất lượng hoặc giá trị sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng của mình.
Place (Địa điểm)
Place là địa điểm, vị trí đặt cửa hàng để bày bán sản phẩm. Các marketer cần chú ý đến khu vực phân phối, cách phân phối nhằm đạt được hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt nhất. Đối với các sản phẩm tiêu dùng cơ bản như như hàng tạp hóa bình thường có thể bày bán tại các cửa hàng thông thường.
Tuy nhiên với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp hoặc các mặt hàng xa xỉ phẩm thường chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên biệt. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn cần cân nhắc xem nên đặt sản phẩm tại các cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến hoặc kết hợp cả hai kênh bán hàng này.
Promotion (Quảng cáo)
Promotion là yếu tố quan trọng trong marketing hỗn hợp. Yếu tố này có thể bao gồm:
- Quảng cáo
- Bán hàng cá nhân
- Quan hệ công chúng
- Các hoạt động xúc tiến sản phẩm ra thị trường
Các doanh nghiệp cần cân nhắc về ngân sách được phân bổ cho marketing mix. Các marketer cần lên kế hoạch chi tiết với thông điệp tiếp thị rõ ràng nhằm đạt hiệu quả tiếp thị nhanh chóng. Ngoài ra cần kết hợp với các yếu tố khác bao gồm: Sản phẩm; Mức giá và Phân phối nhằm tiếp cận được đối tượng mục tiêu.
Doanh nghiệp cần xác định đâu là phương tiện truyền thông tốt nhất, để truyền đạt thông điệp sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng. Ngoài ra còn cần quyết định xem tần suất truyền thông nhằm tăng hiệu quả tiếp thị. Định giá dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược marketing mix cũng như kế hoạch truyền thông sản phẩm.
Một số cân nhắc đặc biệt
Không phải mọi hoạt động tiếp thị đều lấy sản phẩm làm trung tâm. Các doanh nghiệp dịch vụ khách hàng về cơ bản sẽ khác với các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên sản phẩm vật chất. Vì vậy họ thường lấy người tiêu dùng làm trung tâm và kết hợp các yếu tố khác để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Ba chữ P khác liên quan đến marketing hỗn hợp có thể bao gồm
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical evidence (Bằng chứng vật lý)
Con người là nhân viên đại diện cho công ty khi tiếp xúc với khách hàng hoặc đối tác. Quy trình thể hiện phương pháp hoặc quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thường bao gồm việc giám sát việc thực hiện dịch vụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Bằng chứng vật chất có liên quan đến địa điểm hoặc không gian nơi đại diện công ty tương tác với khách hàng.