1. Events Marketing là gì?
Events Marketing (hay tiếp thị sự kiện) là quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu của bạn kết nối được với người tiêu dùng. Bằng những cách tiếp thị và quảng cáo khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, events marketing biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng và khách hàng trung thành.
Events Marketing đem đến cho doanh nghiệp những giải pháp chính và với những “giá trị” mà chúng đem lại như:
E (Explosion): Bùng nổ tối đa hiệu quả của chiến dịch Marketing
V (Value for Client Best): Mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng
E (Engagement): Tiếp cận tối đa tới nhóm công chúng mục tiêu
N (New idea – New stories): Những ý tưởng sáng tạo và câu chuyện truyền thông hấp dẫn
T (Touch point On/Off): Tạo ra điểm chạm với khách hàng
Các chương trình Event Marketing có thể tổ chức trong một ngày hoặc nhiều ngày, ở một hoặc nhiều địa điểm khác nhau, với quy mô vài trăm người hoặc hàng ngàn người. Điều đó có nghĩa là không có một giới hạn nhất định nào cho một sự kiện.
2. Tầm quan trọng của Event trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Event Marketing là một phần quan trọng trong chương trình truyền thông marketing hỗn hợp của nhiều công ty. Bởi đây là nơi có nhiều cơ hội quảng cáo tuyệt vời và cũng là cách để thương hiệu kết nối với khách hàng có những lối sống, sở thích và hoạt động nhất định. Thông qua sự kiện, các doanh nghiệp, các nhãn hàng có thể kết nối hiệu quả với người tiêu dùng.
Event Marketing là một trong những cách tốt nhất để:
– Xây dựng nhận thức về thương hiệu
– Tăng sự tham gia của khách hàng
– Tạo khách hàng tiềm năng
– Giáo dục khách hàng tiềm năng
– Đẩy bán sản phẩm tới khách hàng
Thời điểm này là lúc các công ty, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện chiến dịch quảng cáo – truyền thông dịp cuối năm để tăng doanh số, thu hút khách hàng và khởi động chiến dịch Tết Nguyên Đán. Trong vô số lựa chọn, thị trường Event vẫn là “mảnh đất màu mỡ” mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn truyền thông thương hiệu dịp cuối năm.
Một kế hoạch Event Marketing có thể giúp doanh nghiệp nổi bật hơn nhờ sự tương tác cao. Bằng cách kết hợp những Event độc đáo online với các chiến dịch Digital Marketing, doanh nghiệp có thể tạo ra một mối quan hệ có ý nghĩa hơn và lâu dài hơn với người mua.
3. Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi tổ chức Event
Nhân sự: là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi tổ chức sự kiện bởi nhân sự giống như dòng máu chảy trong cơ thể vậy. Nhân sự có tốt thì sự kiện mới diễn ra suôn sẻ. Hệ thống nhân sự ở đây chính là nội bộ, phòng ban, cộng tác viên, outsource,…
Kế hoạch tổ chức sự kiện: hãy đưa ra nhiều phương án khác nhau và chọn phương án tối ưu nhất. Đưa ra lịch trình cụ thể, sắp xếp vị trí sao cho hợp lý nhất, khách mời ngồi ở đâu, MC nên đứng chỗ nào, các tiết mục văn nghệ diễn ra vào khoảng thời gian nào với đội hình ra sao,… Ngay cả âm thanh, ánh sáng cũng phải thật hoàn hảo từ buổi diễn tập. Ngoài ra, cần quan tâm đến thời gian setup sân khấu, treo băng rôn, trang trí sự kiện,… Nếu thuê địa điểm thì cần quan tâm đến thời gian đơn vị cho thuê cho trước để chuẩn bị sự kiện.
Địa điểm: Chọn địa điểm ở vị trí trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại. Cơ sở vật chất, an ninh ở đó phải đảm bảo. Đặc biệt là phải có chỗ để xe cho khách mời tới tham dự sự kiện. Sức chứa của địa điểm phải cân đối với số khách mời tham dự để tránh trường hợp thừa chỗ hoặc thiếu chỗ. Ngoài ra, bạn cần chọn địa điểm tổ chức sự kiện phù hợp với tình hình thời tiết.
Hệ thống âm thanh – ánh sáng: âm thanh phải trong trẻo, rõ ràng. Còn ánh sáng phải rõ nét và hoàn hảo. Hệ thống loa, đèn hiện đại đảm bảo tính thẩm mỹ về cảnh quan. Nếu thuê địa điểm, bạn cần liên hệ trước với đơn vị cho thuê để kiểm tra trước xem tình hình âm thanh, ánh sáng ra sao và có phương án dự phòng phù hợp.
Chuẩn bị phương án xử lý rủi ro: một sự kiện dù hoàn hảo mấy cũng có thể có rủi ro. Vì thế, cần dự đoán trước những rủi ro có thể gặp phải và đưa ra các phương án dự phòng để khắc phục. Có như vậy, mới kiểm soát được tình hình và xử lý một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng các phương án đã dự phòng từ trước.