Phần mềm ERP mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Một trong những Module của ERP đó là quản lý sản xuất. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết quản lý sản xuất bằng ERP có hiệu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp.
Phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là gì và tác dụng
Phần mềm quản lý sản xuất ERP là giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể trong lĩnh vực sản xuất với nhiều module khác nhau. Phần mềm quản lý sản xuất ERP giúp quản lý toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp từ nhân lực – vật lực – tài lực, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận theo một quy trình được chuẩn hóa.
1. Phần mềm ERP hỗ trợ quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra, trang thiết bị máy móc, nhân công… Khi đó, nếu quản lý thủ công bằng tay hay bằng các phần mềm khác thì sẽ rất khó khăn. Lý do là bởi thông tin dữ liệu giữa các bộ phận phòng ban không thống nhất. Điều này đòi hỏi phải có 1 phần mềm thống nhất giúp quản lý toàn bộ thông tin từ đầu vào cho tới đầu ra. Và ERP chính là phần mềm như vậy.
Sản xuất liên tiếp và lắp ráp: đa số phần mềm quản lý sản xuất bằng ERP được thiết kế chỉ thích hợp riêng cho các ngành sản xuất liên tiếp hoặc riêng cho các ngành sản xuất lắp ráp. Lĩnh vực sản xuất liên tiếp là các ngành mà nguyên vật liệu đều được trộn lẫn và xử lý một cách liên tục như ngành cung ứng dược phẩm.
Lĩnh vực sản xuất lắp ráp là các ngành mà nguyên liệu nhỏ được lắp ráp với nhau để được tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh như sản xuất ô tô, đồ gỗ. Một trong những quy trình này là điểm then chốt của một đơn vị sản xuất nên công ty nên xem xét vấn đề này một cách chu đáo.
2. Hoạch định sản xuất của doanh nghiệp
Trong việc quản lý sản xuất mục tiêu chính của phần mềm ERP chính là hoạch định sản xuất cho doanh nghiệp. Quản lý sản xuất bằng ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp lên được một kế hoạch sử dụng nhân công, máy móc, nguyên liệu và cả khối lượng công việc sao cho hiệu quả nhất. Phần mềm quản lý sản xuất mang tới khả năng kiểm tra, thống kê hàng tồn, hàng đang sản xuất, thành phẩm… theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, nhà quản lý sử dụng các thông số trên để đưa ra các quyết định về kinh doanh, nhập hàng một cách chính xác.
Ngoài ra phần mềm ERP còn có cảnh báo cho nhà quản lý một cách kịp thời bằng việc xuất ra một bản báo cáo tiến độ sản xuất.
3. Kết hợp với phân hệ quản lý hàng tồn kho và bán hàng
Việc kết hợp phân hệ quản lý sản xuất với các phân hệ quản lý hàng tồn kho và phân hệ quản lý bán hàng là vô cùng cần thiết. Trong số các Modules của phần mềm ERP thì phân hệ quản lý sản xuất và hàng tồn kho thường được gộp thành một rồi. Nhờ vào việc tích hợp các phân hệ này với nhau các phòng ban sẽ quản lý các số liệu của nhau một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như nhân viên phòng kinh doanh sẽ biết tiến độ sản xuất như thế nào để thông báo đến với kinh doanh cũng như kế toán. Từ đó các bộ phận này sẽ liên hệ với khách hàng theo các quy trình tiếp theo.
MINARA – GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP