Phễu marketing là gì?
Phễu marketing hay tiếng Anh là Marketing Funnel là chiến lược marketing được chia làm nhiều giao đoạn khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn sẽ có những phương thức tiếp cận khác hàng khác nhau nhằm tăng hiệu quả cũng như tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Mô hình phễu marketing lấy ý tưởng từ 1 chiếc phễu, người tiêu dùng đến với thương hiệu sẽ "rơi" vào đầu to của cái phễu và trôi dần dần đến đầu nhỏ nhất.
Mô hình phễu marketing sơ khai
Mô hình phễu marketing sơ khai được phát triển từ mô hình AIDA do nhà marketer Elias St. Elmo Lewis ra mắt vào đầu thế kỷ 20. Mô hình phễu marketing gồm 4 giai đoạn của mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Awareness (Nhận thức): giúp khách hàng nhìn nhận ra vấn đề, từ đó tìm giải pháp
- Interest (Quan tâm): giai đoạn này khách bắt đầu để ý đến một số sản phẩm/dịch vụ mang lại giá trị hữu ích tới họ
- Desire (Mong muốn): khi quan tâm, khách sẽ đánh giá, cân nhắc sản phẩm đó dưới nhiều góc độ khác nhau
- Action (Hành động): đây là bước cuối, khách hàng đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không.
Tiến trình từ một khách hàng bình thường tới khách hàng tiềm năng đi theo hướng của một cái phễu. Có thể trong giai đoạn đầu sẽ có rất nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng số lượng này sẽ rơi rớt dần qua các giai đoạn của phễu. Số lượng khách "trụ" lại đến cuối phễu chỉ còn là số ít mà thôi.
Phễu marketing có tác dụng gì?
Khi đã hiểu phễu marketing là gì và vai trò, tác dụng của nó thì việc xây dựng được một hình phễu sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nó giúp các nhà tiếp thị bao quát và theo dõi khách hàng, từ đó tạo mới hoặc điều chỉnh các chiến lược marketing sao cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Nhìn tổng thể thì phễu marketing có 2 tác dụng lớn như:
Phễu marketing giúp tăng doanh thu
Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp, công ty, cá nhân... nào cũng sẽ hướng đến mục đích cuối cùng là tăng doanh thu. Do đó, xây dựng mô hình phễu sao cho thu hút được nhiều khách hàng nhất là điều các tổ chức cần quan tâm. Bởi bản chất của phễu marketing là quá trình chuyển đổi và thuyết phục khách hàng đi đến bước cuối cùng là chốt hạ mua hàng.
Nắm bắt được mong muốn, tâm lý của khách sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng nhất có thể. Từ đó sẽ cải thiện doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Phễu marketing giúp xây dựng danh sách khách hàng
Phễu marketing sẽ thu hút, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ phễu này bạn có thể phân loại đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là khách hàng trung thành và thiết lập danh sách khách hàng chất lượng. Data khách hàng là tài nguyên vô giá nhất của các doanh nghiệp.
Các marketers có thể tạo data này bằng nhiều cách, ví dụ tạo các biểu mẫu đăng ký nhận tin trên website, fanpage, yêu cầu khách để lại thông tin để hưởng giá ưu đãi, nhận mã khuyến mãi...
3 Bước xây dựng Phễu Marketing đạt hiệu quả tốt nhất
Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng càng rõ nét thì bạn càng khoanh vùng được đúng mục tiêu. Hãy xây dựng chân dung khách dựa trên những thu nhập nhân khẩu cơ bản như giới tính, vị trí, hành vi mua hàng, nghề nghiệp, tuổi...
Đây là những thông tin sẽ cung cấp cho doanh nghiệp mức độ hiểu biết chung, tác động vào quyết định mua hàng của khách.
Bước 2: Xây dựng thành phần phễu
Để xây dựng mô hình kinh doanh phễu, doanh nghiệp cần phải hoàn thành các công đoạn sau:
- Xác định nhu cầu/vấn đề khách để biết khách muốn gì, cần gì, từ đó đưa ra hướng tiếp cận và giải pháp.
- Xây dựng nội dung, tối ưu hóa SEO, chạy ads hoặc các chiến dịch marketing khác giúp chạm đến người tiêu dùng.
- Lấy ý kiến, góp ý từ người tiêu dùng: chẳng hạn bạn phân vân giữa 2 mẫu quảng cáo và không biết nên chạy mẫu nào, hãy chào hàng miễn phí cho khách và xin ý kiến từ họ.
- Quyết định mua hàng: đây là giai đoạn then chốt, nội dung content hay lời kêu gọi hành động CTA cần nhắm đến người mua hàng để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Chăm sóc khách hàng: chính sách chăm sóc khách hàng tốt sẽ biến họ thành khách hàng trung thành, khiến họ muốn mua và sử dụng sản phẩm của bạn lâu dài.
Bước 3: Đánh giá thường xuyên
Do luôn có số lượng khách hàng "roi rớt" trong mỗi giai đoạn của phễu nên khi đến đáy, chỉ còn lại một ít lượng khách hàng đáng kể. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên lại phễu sẽ giúp bạn biết tầng nào, giai đoạn nào bị "hổng", sai sót, từ đó sẽ kịp thời điều chỉnh.