1. Paid Search là gì?
Khái niệm
Paid Search (Tìm kiếm trả phí) là hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp trả tiền cho công cụ tìm kiếm để mua vị trí quảng cáo trên kết quả tìm kiếm (thường trên Google, Bing, Cốc Cốc…).
Paid Search có thể là quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột (PPC - Pay per click) hiển thị phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search) (Google Ads là một nền tảng quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột phổ biến nhất). Khi người dùng gõ từ khoá hoặc cụm từ khóa trên các nền tảng tìm kiếm như Google thì các kết quả từ Paid Search sẽ được hiển thị trước như hình minh hoạ phía dưới đây:
Ngoài ra, quảng cáo tìm kiếm có trả phí còn bao gồm:
- Quảng cáo mua sắm có thể chứa hình ảnh, tên sản phẩm, giá và tên thương hiệu
- Quảng cáo dịch vụ địa phương của Google dành riêng cho các doanh nghiệp dịch vụ
Kèm theo các loại thanh toán:
- Trả tiền mỗi lần nhấp vào quảng cáo (PPC) như ví dụ trên
- Trả tiền khi quảng cáo được hiển thị (Chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị CPM)
- Thanh toán khi có cuộc gọi điện thoại được tạo
Với 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu từ các công cụ tìm kiếm thì Paid Search là một cách tốt để quảng cáo thương hiệu tới người dùng. Bởi khi người dùng gõ từ khoá (theo nhu cầu của họ) thì các kết quả hiển thị đầu tiên sẽ luôn thu hút họ click vào để tìm hiểu tiếp.
Ưu điểm & nhược điểm của tìm kiếm trả phí
STT |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
1
|
Tốc độ tiếp cận khách hàng nhanh chóng: Theo từ khoá mà khách hàng đang tìm kiếm, các chiến dịch tìm kiếm trả phí thường thu được số lượng người tiếp cận và quan tâm nhanh chóng. Bởi kết quả trả ra sẽ được ưu tiên hiển thị trên top đầu trên từng nền tảng tìm kiếm.
|
Hình thức quảng cáo: Hầu hết các quảng cáo tìm kiếm hiện ở dạng văn bản. Ngoài ra có quảng cáo liệt kê sản phẩm (product listing ads) và quảng cáo hiển thị hình ảnh (display ads), nhưng về cơ bản, sự lựa chọn về hình thức quảng cáo của Paid Search không quá đa dạng và sáng tạo.
|
2
|
Ý định mua hàng cao: Khách hàng chủ động tìm kiếm trên các nền tảng khi họ thực sự đã có nhu cầu với sản phẩm. Việc trả phí để quảng cáo hiện ra đầu tiên trong số các kết quả trả về sẽ giúp khách hàng dễ dàng quyết định nhấp vào và tiếp tục hành trình mua sắm.
|
So sánh kết quả tìm kiếm của người dùng: Với các tìm kiếm trực tuyến, người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm/ dịch vụ. Khi kết quả hiển thị trả về, họ dễ dàng so sánh sản phẩm của bạn và đối thủ từ đó tính chất cạnh tranh cao hơn.
|
3
|
Đối tượng người dùng: Thị phần của Google trong số các nền tảng công cụ tìm kiếm đang chiếm 86,6% đồng nghĩa hầu hết người dùng đang ở trên một nền tảng. Bạn tập trung đánh chiếm trên một nền tảng mang lại hiệu quả cao hơn.
|
Phễu marketing dài hơn: Những người ở giai đoạn đầu của hành trình mua sắm, tức là khi họ chỉ mới chỉ có nhu cầu và bắt đầu đi tìm hiểu các thông tin về sản phẩm để cân nhắc lựa chọn thì quá trình mua sắm từ Paid Search sẽ dài hơn.
|
4
|
Google Ads (trước đây là Google Adwords), nền tảng quảng cáo tìm kiếm trả phí của Google. Đồng thời Google cũng cung cấp rất nhiều các khoá hướng dẫn tự học và khoá học online để bạn có thể tự tìm hiểu và triển khai cho các chiến dịch của mình.
|
Cách thức nhắm đối tượng mục tiêu hạn chế: Paid search cung cấp một số lựa chọn cơ bản về nhắm mục tiêu theo đối tượng, như nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,...) chứ không đa dạng như các tùy chọn nhắm mục tiêu của quảng cáo trên mạng xã hội (sở thích, hành vi, thói quen…)
|
2. Paid Social là gì?
Khái niệm
Paid Social (Quảng cáo mạng xã hội có trả phí) là hình thức quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp phải chi trả trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok, Twitter và Pinterest (và các nền tảng khác) để hiển thị quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Với chiến lược này, Marketer sẽ trả tiền để quảng cáo thương hiệu tiếp cận được nhiều người dùng hơn (branding) hoặc để thu lead (performance) và nhiều mục đích khác trên social media.
Paid social thường chủ động đưa thông điệp sản phẩm thương hiệu đến người dùng, ngay cả khi họ chưa có ý định tìm kiếm hoặc mua sản phẩm. Trong khi đó, paid search chỉ có thể hiển thị thông tin khi người dùng chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ưu điểm & nhược điểm của Paid Social
STT |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
1
|
Đa dạng hình thức quảng cáo: Trên mỗi nền tảng mạng xã hội, có rất nhiều tùy chọn quảng cáo phong phú và hình ảnh, từ hình ảnh, story, reel, carousel, video cho đến các trải nghiệm tương tác hấp dẫn (minigames, contest…)
|
Với đa dạng các hình thức quảng cáo, tốc độ thay đổi cũng nhanh chóng: Các MXH luôn luôn thay đổi với xu hướng mới được cập nhật. Vì vậy bạn cần theo dõi sự thay đổi về thuật toán trên các nền tảng để điều chỉnh chiến lược quảng cáo của mình.
|
2
|
Phễu marketing: Paid Social có thể kết hợp cùng nhau dưới nhiều hình thức khác nhau để dẫn dắt người dùng từ chưa biết trở thành những người theo dõi trung thành và đến người ủng hộ thương hiệu (quyết định mua hàng).
|
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Các nền tảng mạng xã hội muốn người dùng ở lại lâu hơn cần phải thực sự xuất sắc và thu hút để giữ chân người dùng. Nếu quảng cáo mờ nhạt thì tỷ lệ nhấp chuột (CTR) sẽ cực thấp.
|
3
|
Cách thức nhắm đối tượng mục tiêu: Các nền tảng MXH (như Facebook) thu thập được các thông tin về nhóm đối tượng mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể như độ tuổi (18-24, 25-35…), sở thích, thói quen, thời gian truy cập và nhân khẩu học.
|
Gây khó chịu cho người dùng: Khi quảng cáo xuất hiện trong quá trình lướt newsfeed khiến người dùng cảm thấy tốn thời gian và bị ngắt quãng. Điều này sẽ khiến họ khó chịu và có thể tắt hoặc chặn quảng cáo.
|
4
|
Mua hàng theo cảm tính: Người dùng lướt mạng xã hội và ra quyết định mua hàng theo cảm tính hoặc theo tâm lý đám đông. Vận dụng kiến thức tâm lý học trong các chiến dịch truyền thông cũng mang đến hiệu quả bất ngờ.
|
Chi phí: Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội thường có CPC (chi phí cho mỗi lần nhấp) trung bình khá thấp. Nhưng lượt hiển thị rẻ chưa chắc đã mang đến tỷ lệ chuyển đổi tốt. Như vậy việc chạy quảng cáo sẽ tốn kém và lãng phí
|
3. Sử dụng Paid Social và Paid Search như thế nào cho hiệu quả tối ưu?
Trước khi lựa chọn Paid Social hay Paid Search trong chiến dịch truyền thông, thương hiệu cần xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể. Paid Social phù hợp với mục tiêu nâng cao nhận diện thương hiệu, sản phẩm bởi tiếp cận đối tượng trực diện và cụ thể, theo hành vi người dùng rõ ràng. Với mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng thì Paid Search được coi là giải pháp tiềm năng.
Thương hiệu nắm bắt được từ khoá, cụm từ khoá người dùng đang tìm kiếm và có sẵn nhu cầu. Trong một số chiến dịch, lý tưởng nhất là Marketers có thể kết hợp cả hai: Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm lẫn phương tiện truyền thông xã hội. Đó là cách để thu hút đối tượng mục tiêu dù họ đang ở đâu trên hành trình mua hàng.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo để tối ưu hiệu quả của Paid Search và Paid Social trong chiến dịch truyền thông của mình
Với Paid Social (Mạng xã hội trả phí):
- Chọn nền tảng chính xác: Bạn cần chọn được nền tảng mạng xã hội nào phù hợp với thương hiệu để tập trung thời gian và chiến lược trên đó.
- Nội dung hấp dẫn: Sử dụng nội dung sáng tạo và hấp dẫn, bao gồm video, hình ảnh và tiêu đề thu hút để giữ chân người dùng trong 3s đầu tiên khi nhìn thấy quảng cáo
- Nhắm vào mục tiêu chính xác: Sử dụng dữ liệu để khai thác thói quen tiêu dùng của khách hàng dựa trên hành vi, sở thích và nhân khẩu học dữ liệu.
- Kiểm tra A/B: Thực hiện kiểm tra A/B bài kiểm tra để tìm ra loại nội dung, đối tượng và thời điểm đăng lại hiệu quả quảng cáo cao nhất.
- Đo lường và mức độ ưu tiên: Sử dụng công cụ phân tích để đo lường hiệu suất và mức độ ưu tiên của các chiến dịch dựa trên dữ liệu thu được.
Với Paid Search (Tìm kiếm trả phí):
- Từ khóa chính xác: Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa một cách cẩn thận để đảm bảo quảng cáo xuất hiện với những người có khả năng quan tâm cao nhất.
- Tiện ích mở rộng trên các mẫu quảng cáo: Sử dụng các tiện ích mở rộng quảng cáo có chức năng để cung cấp thêm thông tin như số điện thoại, các liên kết hỗ trợ, vị trí và đánh giá tiềm năng.
- Tối ưu trang đích: Đảm bảo trang web có liên kết mạnh mẽ với từ khóa và quảng cáo của bạn để tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi trên từng lượt click.
- Chiến lược chiến đấu giá thông minh: Sử dụng các chiến lược chiến đấu giá tự động để tối ưu hóa ngân sách và cải thiện ROI trong từng chiến dịch.
- Phân tích và điều chỉnh: Theo dõi kết quả của từ khóa và quảng cáo, điều chỉnh chiến lược theo thời gian dựa trên phân tích dữ liệu mà bạn theo dõi được.
Tạm kết:
Cả Paid Social và Paid Search đều sở hữu những lợi thế nhất định và là cách thức quảng cáo thiết yếu làm nên một chiến lược tiếp thị toàn diện. Bằng việc hiểu được những điểm mạnh, kết hợp cùng các mục tiêu kinh doanh khác nhau, thương hiệu có thể tạo ra những chiến lược hiệu quả, phù hợp với ngân sách, tiếp cận đúng tệp khách hàng và đảm bảo mức độ tương tác, chuyển đổi.