KPIs là “hải đăng” của Content Performance
Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn cứ mải mê, chăm chăm đi viết về mọi thứ nhưng lại không biết hiệu quả mà bài viết đó đem lại. Bài viết của bạn liệu có thực sự chất lượng hay không? Bài viết ấy thu hút và giữ chân người dùng ở điểm nào?...
Mọi nỗ lực của bạn sẽ được hoàn trả xứng đáng bằng chính những con số, những KPIs mà bạn đạt được. Đó cũng chính là lý do khiến các marketers phải đầu tư vào việc tối ưu content performance (CP). Quá trình này bắt đầu từ việc phát hiện ra những nội dung kém hiệu quả, không thu hút người dùng, sau đó là cuộc hành trình chỉnh sửa về mặt nội dung, hình ảnh để bài viết đạt được mục tiêu, KPIs đã đề ra.
Và để bắt đầu, hãy bắt đầu bằng việc khảo sát lại nội dung trên trang của bạn:
- Kiểm tra lưu lượng truy cập của các bài đăng có hoạt động hiệu quả nhất. Phân tích nội dung, số liệu và các yếu tố giúp bài đăng đó viral.
- Phân tích độ khó của các từ khóa, thứ hạng bài đăng
- So sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành (...)
Từ đó, đưa ra những phương án cụ thể cho từng bài đăng để cải thiện hiệu suất và chất lượng nội dung.
15+ chỉ số “sáng giá” giúp đo lường Content Performance
Chỉ số SEO
Người làm SEO thường quan tâm đến những chỉ số nào? Đâu là chỉ số giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google?
#1 Pageviews (Số lần xem trang)
Khi nói đến tiếp thị nội dung trên website, số liệu đầu tiên mà chúng ta thường quan tâm chính là pageviews - mô tả số lượt xem hay lượt yêu cầu tải một trang của website trên internet. Không giống như sessions, Google Analytics tính một pageviews khi mỗi phiên bản trình duyệt tải một trang cụ thể, bất kể trang đó có được xem nhiều lần bởi cùng một người hay không.
Số lần xem trang có thể cung cấp cho bạn chỉ số báo cáo chung về mức độ hiệu quả của một bài báo hoặc trang web. Tuy nhiên, chỉ số này cần được kết hợp với các số liệu khác để có được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất.
#2 Users (Người dùng)
Trong Google Analytics, users đề cập đến tổng số khách truy cập duy nhất vào trang web của bạn. Không giống như pageviews tính số lượt truy cập của một người nhiều lần, users cho bạn biết có bao nhiêu người thực đang truy cập vào trang web của bạn. Người dùng cũng có thể được chia nhỏ thành người dùng cũ và người dùng mới dựa trên việc họ đã từng truy cập trang web của bạn hay chưa.
#3 Sessions (Số phiên)
Sessions đại diện cho một lượt truy cập vào trang web của bạn. Số phiên bắt đầu được tính khi khách truy cập vào website và hết hiệu lực sau 30 phút tính từ thời điểm người dùng tương tác lần cuối với website. Một người dùng có thể có một hoặc nhiều sessions trong một ngày hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Ví dụ: nếu người dùng đến trang web của bạn và dành năm phút để đọc một bài viết, thì sẽ được tính là một phiên. Và phải sau 30 phút, người dùng đó quay lại và đọc một bài viết mới thì hành động này mới được coi là một phiên mới.
#4 Pages Per Session (Số phiên trên mỗi trang)
Pages Per Session được định nghĩa là số lượng trang trung bình được xem trong một phiên. Đây là một chỉ số dùng để đo lường mức độ tương tác với bài viết. Để tăng số phiên trên mỗi trang, bạn có thể cải thiện bằng cách sử dụng các liên kết nội dung khai thác thêm thông tin xung quanh chủ đề bài viết chính.
#5 Impressions & Click-Through Rate (CTR)
Sự kết hợp giữa chỉ số Impressions (Số lần hiển thị) và Click-Through Rate (CTR) có thể cung cấp các thông tin về hiệu suất tìm kiếm nội dung trên trang của bạn.
Ví dụ: số lần hiển thị cao và CTR thấp có thể có nghĩa là bạn cần thay đổi tiêu đề hoặc mô tả meta của bài đăng. Bạn có thể sử dụng tích hợp Google Search Console để theo dõi số lần hiển thị và CTR.
#6 Average Position (Vị trí trung bình)
Average Position là một chỉ số tìm kiếm hữu ích khác cho bạn biết mình nên tập trung vào nội dung nào để tối ưu hóa. Ví dụ: Giả sử một bài viết được xếp hạng ở vị trí 11 trên trang 2 của SERPs. Trong trường hợp đó, điều này mang lại một cơ hội SEO đáng kể vì người ta ước tính rằng 95% người tìm kiếm sẽ không bao giờ lướt qua trang đầu tiên.
#7 Backlinks (Liên kết ngược)
Một số liệu hữu ích khác có thể ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn là số lượng và chất lượng của các backlinks. Đây là một trong những yếu tố để Google xếp hạng trang web của bạn, ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến lượng tên miền, nguồn trích dẫn…
#8 Keyword Rankings (Thứ hạng từ khóa trong SEO)
Đây là thứ hạng từ khoá đề cập đến vị trí của một trang cụ thể trong kết quả tìm kiếm cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Thứ hạng từ khóa chứng minh mức độ phù hợp của nội dung của bạn đối với mục đích tìm kiếm của người dùng trong mắt công cụ tìm kiếm.
Chỉ số content website
Đây là nhóm chỉ số mà người làm sáng tạo nội dung trên website đặc biệt quan tâm, các chỉ số này cho biết nội dung của bạn có đang thực sự hữu ích với người dùng hay không, nội dung bạn viết có đang tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng hay không…
#1 Average time on page (Thời gian trung bình trên trang)
Average time on page là thời gian trung bình mà người dùng dành cho một trang, cung cấp cho bạn ý tưởng để điều chỉnh loại nội dung phù hợp với đối tượng của bạn.
Bằng cách xác định các bài viết có thời gian trên trang cao nhất, bạn có thể tìm kiếm những điểm tương đồng trong nội dung. Ví dụ: Nếu chúng bao gồm đồ họa thông tin, video… Bạn có thể từ đó đánh giá và điều chỉnh nội dung cho các bài viết sau và các bài viết chưa hiệu quả trong quá khứ.
#2 Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)
Tỷ lệ thoát được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi một trang web sau khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy rằng bạn cần thêm hoặc điều chỉnh lời kêu gọi hành động (CTA) cho bài đăng trong tiếp thị nội dung. Ngoài CTA, bạn cũng nên kiểm tra tốc độ trang và quét các vấn đề SEO tiềm ẩn bằng công cụ kiểm tra trang web để cải thiện tỷ lệ thoát.
#3 Traffic Sources (Nguồn lưu lượng truy cập)
Traffic Sources cho biết nguồn nào mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn. Phần lớn độc giả của bạn đến từ các công cụ tìm kiếm hay các phương tiện truyền thông xã hội? Đâu là kênh truyền thông hiệu quả cho nội dung của bạn?
Chỉ số social media
#1 Follow (Lượt theo dõi)
Bạn càng có nhiều người theo dõi, bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận nội dung đến với khách hàng mà không cần phải chi thêm tiền. Chỉ số này cũng cho phép bạn theo dõi sự tăng trưởng của người dùng theo thời gian.
#2 Like và Share (Lượt thích và chia sẻ)
Đây là những chỉ số thể hiện về mức độ tương tác và phổ biến của một nội dung mà bạn đăng tải. Một lượt chia sẻ quan trọng hơn một lượt thích vì nó không chỉ cho thấy nội dung của bạn thú vị mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận.
#3 Comment (Bình luận)
Số lượng bình luận dưới mỗi bài đăng thể hiện mức độ tương tác của nội dung thậm chí còn tốt hơn so với lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Bởi người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để viết một bình luận thay vì chỉ ấn nút thích hay chia sẻ. Người dùng có thể dễ dàng thả react (like, haha, wow...) nhưng để họ ấn share thì đó lại là câu chuyện dài.
#4 Mention (Đề cập)
Lượt đề cập không chỉ thể hiện mức độ tương tác mà còn thể hiện danh tiếng thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, giá trị của một đề cập phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm, bối cảnh và danh tiếng của tác giả.
Ngoài ra, với những định dạng content khác nhau, bạn cũng cần đưa ra những KPI về chỉ số mà mình muốn đo lường sau chiến dịch, cụ thể:
- Với video: Views, subscribes, like, share, comment, traffic sources...
- Với podcast: Subscribe, starts & Streams, follows, listeners, gender...
Chỉ số email
#1 Open rate (Tỷ lệ mở)
Số liệu này cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin: Đầu tiên và quan trọng nhất chính là về mức độ liên quan của nội dung bạn đang cung cấp và sau cùng là dòng tiêu đề mà bạn đang đặt.
#2 Click-through rate (Tỷ lệ nhấp - CTR)
Tỷ lệ phần trăm người nhận đã nhấp vào ít nhất một liên kết trong email của bạn trong tổng số email được gửi phản ánh nội dung mức độ hấp dẫn của nội dung email đó. Đây là một trong những chỉ số quan trọng về chất lượng nội dung MOFU cũng như hiệu quả nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
#3 Click-to-open rate (Tỷ lệ nhấp để mở)
Số lần nhấp duy nhất so với số lần mở duy nhất. Chỉ số này cung cấp thông tin bổ sung về việc liệu thông điệp email có thực sự hữu ích với độc giả của bạn hay không.
#4 Unsubscriptions (Huỷ đăng ký)
Một loại chỉ số để chỉ tỷ lệ rời email đề cập đến số người quyết định không nhận email của bạn nữa. Chỉ số này giúp bạn xác định số lần gửi email tối ưu để tránh làm phiền người đọc và xác định phân khúc phù hợp cho từng đối tượng.
Tạm kết
Việc tối ưu content performance sẽ giúp bạn tìm ra công thức hoàn hảo nhằm tăng hiệu suất cho các bài content chất lượng. Đôi khi những nội dung bạn nghĩ là hay, là chất lượng nhưng thực tế chúng lại không tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu, không đạt được những chỉ số KPIs mà bạn đề ra. Vì thế, việc phân tích nội dung dựa vào dữ liệu là điều cần thiết, để thành thạo công thức này, hãy niệm 3 câu thần chú sau:
- Theo dõi, đo lường và đánh giá
- Dám thử, dám thay đổi
- Tối ưu, tối ưu và tối ưu