Kế hoạch IMC là gì?
Kế hoạch IMC là sự hòa trộn giữa hợp tác, chiến lược và quảng cáo nói riêng và các hoạt động truyền thông nói chung. Thông thường, IMC sẽ truyền tải một thông điệp chắc nịch, đồng nhất và tao sự một sự tin tưởng nhất định về doanh nghiệp và những sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Ưu điểm của kế hoạch IMC
IMC Plan thực hiện truyền thông về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp,... Mang lại nhiều lợi ích:
- Tăng số lượng sản phẩm bán
- Bắt đầu xây dựng niềm tin tới khách hàng
- Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty
- Thu hút được đại lý, trung gian bán hàng
- Định hình đươc mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm, công ty
Quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC
Bước 1: Xác định mục tiêu
Điều đầu tiên phải làm trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ chiến lược nào chính là xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ ban đầu. Bạn muốn tăng giá trị thương hiệu, truyền thông thương hiệu cộng đồng hay đẩy mạnh doanh số bán hàng thì đó chính là mục tiêu.
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung thì Mô hình SMART sẽ là một gợi ý hữu hiệu cho bạn trong trường hợp này.
- Specific – cụ thể
- Measurable – có thể đo lường được
- Achievable – có thể đạt được
- Realistic – thực tế
- Time-focused – tập trung vào yếu tố thời gian
Các mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông của mình.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính
Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần.
Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng, tiết kiệm chi phí và có kế hoạch phù hợp để chinh phục họ.
Bước 3: Customer Insight
Insight khách hàng chính là sự ngầm hiểu, diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Việc khai thác được tâm lý, thói quen, sở thích của khách hàng có thể khiến họ cảm thấy hứng thú vì được thấu hiểu. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm.
Tâm lý và hàng vi của người tiêu dùng thay đổi từng ngày, do đó việc xác định được insight khách hàng đòi hỏi các Marketer phải có một kiến thức nền tảng chắc chắn và một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ. Một vài “chỉ dẫn” được đưa ra để việc tìm ra “sự thật ngầm hiểu” này bao gồm:
Collect (thu nhập thông tin)
– Connect & Dig Deeper (Kết nối và đào sâu)
– Crafting (sắp xếp thủ công)
Bước 4: Big Idea
Khi đã nắm được những insight của khách hàng, các Marketer cần phải đưa ra được một ý tưởng để giải quyết được những vấn đề đó. Nếu như việc chinh phục một cô gái, dồn hết tâm trí để nhận lại “một cái gật đầu” thì với Big idea thành công là khi chiến dịch được thực hiện và nhận được rất rất nhiều cái gật đầu.
Big Idea là những ý tưởng chủ đạo ngắn gọn, súc tích liên quan đến khách hàng và có khả năng tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và khách hàng tiềm năng. Big Idea thành công là ý tưởng khơi dậy được cảm xúc của khách hàng và khiến người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này chính là điều cần thiết với họ.
Bên cạnh những Insight được khai thác, bạn có thể xây dựng Big Idea dựa trên việc:
– Phân tích đối thủ
– Khảo sát ý kiến khách hàng
– Báo, Tạp chíCho dù được tạo nên từ cách nào thì Big Idea của bạn phải thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách dễ dang và khiến khách hàng biết, thích, nhớ về thương hiệu của bạn.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch
Để hiện thực hóa được những ý tưởng đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch chi tiết hơn. Các yếu tố cần xác lập phải trả lời được các câu hỏi:
– Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu?
– Các hoạt động chính (key hook) và hoạt động truyền thông chủ đạo (key message) là gì?
– Đâu là những hoạt động phụ trợ cho từng giai đoạn?
Trả lời đầy đủ những câu hỏi định hướng trên bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và rõ ràng.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông
Bước cuối cùng chính là đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông IMC. Kết thúc các chiến dịch truyền thông, dựa trên những số liệu thu thập được từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá hiệu quả. Các nội dung đánh giá bao gồm:
– Mức độ nhận biết thương hiệu
– Mức độ nhận biết chiến dịch
– Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông
– Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu
– Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác)
– Phản hồi từ khách hàngThực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông.
Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông.