-
Giải phấp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là gì?
Hệ thống ERP trong sản xuất là giải pháp phần mềm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu quản lý và tối ưu hóa hoạt động các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Phần mềm cung cấp các công cụ quản lý toàn diện, không chỉ giúp doanh nghiệp số hóa các quy trình cốt lõi liên quan đến nghiệp vụ mua hàng, sản xuất, tồn kho, bán hàng, tài chính kế toán,... mà còn có thể kết nối với các quy trình quản lý sản xuất như: quản lý năng lực nhà máy, quản lý định mức nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất,...
2. Tại sao doanh nghiệp sản xuất cần chọn giải pháp ERP chuyên biệt?
Các phần mềm ERP phổ thông thông thương chỉ cung cấp các chức năng cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị trên khối văn phòng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất cần thêm tính năng đặc thù hơn liên quan đến quản trị sản xuất (Production Management) nhằm hỗ trợ nhà quản lý nắm rõ quy trình hoạt động dưới nhà máy, đồng thời lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, nguyên vật liệu,... nhanh chóng, phù hợp.
Một số tính năng đặc thù cần có trong phần mềm ERP cho ngành sản xuất có thể kể đến như: quản lý BOM, quản lý năng lực sản xuất, nhu cầu sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất, quản lý công đoạn sản xuất,…
Những tính năng này cần có khả năng tích hợp với các phân hệ khác trong hệ thống để đảm bảo dữ liệu được kết nối liền mạch và các hoạt động sản xuất diễn ra thông suốt. Ví dụ, tích hợp với phân hệ Bán hàng để xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng, kết nối với phân hệ Mua hàng giúp tự động lập các yêu cầu mua hàng khi nguyên vật liệu không đủ để sản xuất) hoặc kết nối với chức năng quản trị hàng tồn kho để kiểm soát chặt chẽ các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và thành phẩm được nhập kho…
Bằng cách ứng dụng hiệu quả hệ thống ERP trong sản xuất, doanh nghiệp có thể giải quyết những bài toán đặc thù như:
- Dự báo nhu cầu thị trường không chính xác
- Hoạt động quản lý kho nguyên vật liệu kém hiệu quả
- Phân bổ nguồn lực không đồng đều tại các chuyền/máy
- Kế hoạch sản xuất vượt quá năng lực thực tế của nhà máy
- Ước lượng sai nguồn lực và thời gian cần thiết cho hoạt động sản xuất
- Nhà quản trị không nắm được khái quát tình hình sản xuất của doanh nghiệp;
- Sự cộng tác giữa các bộ phận chưa hiệu quả
3. Doanh nghiệp nhận được gì khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất?
Một số lợi ích nổi bật khi áp dụng ERP cho doanh nghiệp sản xuất có thể kể đến như:
Sản xuất tinh gọn
Hệ thống ERP trong sản xuất cho phép đơn giản hóa và tự động hóa các hoạt động riêng lẻ, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự dư thừa, đồng thời nâng cao hiệu quả của quy trình vận hành. Đây là khởi đầu để doanh nghiệp tiến tới mô hình sản xuất tinh gọn.
Sử dụng dữ liệu hiệu quả, tăng độ chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP có thể hợp nhất dữ liệu từ các bộ phận khác nhau trên một nền tảng duy nhất. Các thông tin về nhu cầu, năng lực nhà máy, kế hoạch thực thi, dữ liệu khách hàng, … đều có thể được tích hợp, lưu trữ trên nền tảng ERP sản xuất; hỗ trợ nhà quản trị phân tích, nghiên cứu để đưa ra các quyết định tối ưu nhất. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.
Tăng năng suất
Phần mềm đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác về số lượng hàng hóa cần thiết, từ đó hỗ trợ phân bổ các nguồn lực và thời gian hợp lý. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.
4. 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống ERP trong sản xuất
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô tổ chức là một trong những yếu tố chính tác động đến việc lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất ERP cho doanh nghiệp. Bởi một số giải pháp ERP cho sản xuất hiện nay được thiết kế để phục vụ cho những nhóm quy mô nhất định.
Lời khuyên cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ (từ 1 đến 100 nhân viên) là nên cân nhắc lựa chọn hệ thống ERP dạng đóng gói hoặc mua lẻ một vài chức năng có sẵn, thay vì đầu tư triển khai hệ thống ERP “may đo” theo đặc thù doanh nghiệp, bởi: Doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực để điều chỉnh hệ thống theo nhu cầu.. Bên cạnh đó, chi phí để triển khai ERP sản xuất dạng “may đo” khá cao so với điều kiện doanh nghiệp.
Nhu cầu
Thay vì lựa chọn giải pháp ERP sở hữu nhiều chức năng nhất có thể, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn những phân hệ phù hợp, đáp ứng đúng mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo để tiết kiệm chi phí đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất, các chức năng cơ bản mà một hệ thống ERP cần có bao gồm: Quản trị sản xuất, quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, tài chính – kế toán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc lựa chọn thêm các chức năng khác nếu thấy cần thiết.
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất là ngành công nghiệp đa dạng ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, một số phần mềm quản lý sản xuất ERP trên thị trường hiện nay chỉ phù hợp với các doanh nghiệp thuộc một vài lĩnh vực nhất định. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với đặc thù ngành sản xuất mà công ty đang hoạt động.
Các hệ thống ERP trong sản xuất như 3S ERP có thể áp dụng cho đa dạng ngành nghề như: Cơ khí – Chế tạo, Điện tử, Đúc nhựa, Bao bì, Phân phối – Bán lẻ, Dược phẩm, Nhôm – Kính, Thực phẩm, Dây & Cáp điện,… đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Phần mềm không chỉ được thiết kế, phát triển chuyên sâu theo yêu cầu doanh nghiệp, mà còn được tích lũy tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều đơn vị lớn tiêu biểu trong ngành, giúp giải quyết triệt để những bài toán đặc thù của ngành, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Định hướng phát triển của doanh nghiệp
Hệ thống ERP trong sản xuất là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn ERP cần đảm bảo đồng bộ với định hướng phát triển của cấp lãnh đạo ở mọi thời điểm, không chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động ở hiện tại mà còn cần có khả năng thích ứng với những thay đổi trong tương lai.
Ngân sách
Doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu của dự án ERP và tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với khả năng tài chính. Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp và tìm hiểu về các khoản chi phí cần chi trả, bao gồm: Chi phí phần mềm, chi phí triển khai thực hiện, chi phí bản quyền chi phí bảo trì hàng năm… để có dự toán ngân sách rõ ràng.