Chi tiết các thành phần trong mô hình 4C
Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng)
Chữ C đầu tiên trong 4C là giải pháp cho khách hàng, hay nói cách khác, chữ C này thể hiện mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào chính sản phẩm, chữ C đầu tiên tập trung vào việc lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống cũng như mang lại giải pháp cho khách hàng.
Yếu tố khách hàng đứng đầu trong 4C.
Chiến lược marketing này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp quan tâm đến việc tìm kiếm sự hiểu biết về khách hàng mục tiêu của họ. Khi bạn hiểu khách hàng của mình, việc tạo ra một sản phẩm có lợi cho họ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Khách hàng đưa ra quyết định mua hàng và do đó, điều này trở thành nguồn tài nguyên quý giá nhất trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào.
Customer Cost (Chi phí của khách hàng)
Chữ C thứ 2 trong 4C thể hiện chi phí. Tuy nhiên, chi phí này không phải ám chỉ sản phẩm mà là tổng chi phí mua sản phẩm của khách hàng, tức chi phí của khách hàng.
Bài toán chi phí không hề đơn giản trong mô hình 4C của marketing.
Điều quan trọng là phải xác định tổng chi phí – không phải giá – của sản phẩm cho khách hàng. Chi phí không chỉ bao gồm giá của mặt hàng mà còn có thể bao gồm những thứ như thời gian cần thiết để khách hàng đến địa điểm mua sản phẩm hoặc chi phí đi lại cần thiết. Chi phí cũng có thể bao gồm lợi ích hoặc thiếu sót của sản phẩm đối với khách hàng.
Convenience (Thuận tiện)
Yếu tố đứng thứ ba là sự thuận tiện. Tương tự như yếu tố địa điểm – Place trong mô hình 4P. Thế nhưng, hai yếu tố này vẫn tồn tại sự khác biệt. Trong khi Place chỉ đơn thuần đề cập đến địa điểm bán sản phẩm, thì Convenience lại hướng đến tiêu chí tiếp cận khách hàng nhiều hơn trong các chiến lược marketing.
4C được đánh giá là đề cao khách hàng với chữ C thứ 3 trong mô hình.
Trong quá trình phân tích thói quen của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết liệu khách hàng có mua sắm trực tuyến hay mua tại cửa hàng hay không. Tổng chi phí của sản phẩm mang tính quyết định một phần cho sự thuận tiện của sản phẩm đối với khách hàng. Mục tiêu hướng đến ở yếu tố này là làm cho sản phẩm có chi phía hợp lý, khách hàng không cần tốt nhiều bước để có được.
Communication (Giao tiếp)
Chứ C cuối cùng trong 4C trong marketing là yếu tố giao tiếp. Giao tiếp dù ở marketing hay kinh doanh đều được coi là chìa khóa chủ chốt. Nếu không có giao tiếp, mô hình 4C sẽ vô dụng, không hiệu quả. Chữ C này được đánh giá là tương tự với Promotion trong mô hình 4P nhưng cũng có những điểm khác biệt.
Promotion (quảng cáo) được sử dụng để gây ảnh hướng đến khách hàng, khiến họ mua sản phẩm. Do đó, quảng cáo có thể mang tính chất thao túng và không đạt hiệu quả. Tuy nhiên Communication (giao tiếp/truyền thông) thì lại là cách tiếp cận đầy tự nhiên. Bởi giao tiếp đòi hỏi tương tác giữa người bán và người mua và hoàn toàn dễ thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông.
Tính giao tiếp trong 4C giúp thương hiệu phát triển bền vững hơn nhờ gắn bó với khách hàng.
Marketing cho một sản phẩm trên các trang tuyền thông xã hội, mạng xã hội có thể giúp khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn một cách tự nhiên. Điều này cũng giúp khách hàng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ ở cấp độ cá nhân và nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.