Khi bắt đầu xây dựng
phần mềm quản lý phòng khám, chúng tôi đã hỏi nhiều nhà
quản lý phòng khám rằng: "Anh/chị có quản lý được thông tin hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân đến khám, số lượng vật tư sử dụng, số lượng thuốc bán ra tại phòng khám hay không?" – Tất cả đều bảo có, đó là điều hết sức đương nhiên.
Rồi chúng tôi hỏi họ: "Các anh/chị có cần mua phần mềm để làm công việc quản lý đó hay không?" Các câu trả lời đa dạng hơn chúng tôi nghĩ, và cho tận đến hôm nay, đó là bài toán khó mà chúng tôi từng ngày từng ngày một, tìm ra lời giải đáp.
Với câu hỏi đó, người ta phản hồi rằng:
Phần mềm là cái gì vậy?
Không, anh chỉ cần dùng sổ sách là đủ, bộ sổ sách rất rõ ràng, ghi lại mọi giao dịch rồi, sao phải dùng phần mềm nữa.
Hay Chị quản lý bằng Excel rất tốt em à!
Rồi gần như mọi người đều kết luận: “Bao nhiêu năm nay phòng khám tôi không có phần mềm nào cả, nhưng vẫn quản lý tốt, lượng bệnh nhân vẫn rất đông, doanh thu vẫn tăng cao, mọi thứ vẫn rất ổn. Tôi đang hài lòng về tất cả, sử dụng phần mềm có làm cho mọi chuyện tốt hơn không?”
Sử dụng phần mềm quản lý, nên hay không nên?
Và con người ta, khi đã hài lòng về mọi thứ thì gần như họ không mong muốn làm thêm việc để có kết quả tốt hơn. Đó là thách thức rất lớn với chúng tôi, những người bán
phần mềm quản lý. Nhiệm vụ của chúng tôi phải làm cho khách hàng thấu hiểu rằng:
- Phần mềm, là một công cụ quản lý không thể thiếu theo xu hướng phát triển của công nghệ. Ngày hôm nay, khi bạn bước ra thị trường để kinh doanh, bạn vẫn chưa biết phần mềm quản lý là cái gì thì giống đi thi trạng nguyên mà không biết chữ. Thành hay bại, không cần nói cũng đã rõ ràng.
- Trí nhớ, khả năng tính toán tốt là một lợi thế của những người quản lý. Nhưng đừng phí phạm năng lực đó vào việc ghi nhớ các con số hay các chứng từ phát sinh liên tục mỗi ngày. Đã có công cụ làm rất tốt điều đó cho bạn. Tại sao phải đẩy các nơtron thần kinh hoạt động 100% công suất để truy xuất dữ liệu cách đây 1 tháng trong khi chỉ cần một cú click chuột giải quyết được ngay việc đó? Bạn là người quản lý, bạn là người đầu tàu của cả công việc kinh doanh đang chạy, bạn sẽ gặp stress. Đừng để stress nó tiêu diệt bạn, hãy bắt đầu bằng việc chỉ sử dụng bộ não cho những việc cần nhất. Bạn sẽ rất cần tra cứu thông tin, nhưng bạn không hề cần phải nhớ thông tin.
Chứng từ ngày hôm nay vẫn còn là một vật không thể thiếu trong giao dịch vì nó chứng thực sự đồng thuận của những người liên quan đến giao dịch đó. Là căn cứ để giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh. “Bộ sổ” trong quy trình khám chữa bệnh có giá trị lưu trữ, nhưng dùng để tổng kết báo cáo và truy xuất thông tin thì nó trở nên mỗi lúc càng nặng nề, cồng kềnh theo thời gian. Chắc chắn sẽ đến lúc bạn chỉ muốn ngủ khi nhìn vào đống chứng từ sổ sách kết toán cuối ngày. Hãy tưởng tượng, khi phòng khám đóng cửa, các nhân viên đều về hết, bạn vẫn phải nán lại để hoàn tất bộ sổ trong ngày. Trạng thái “sức mạnh” hiện tại gần bằng 0. Cứ 10 phút trôi qua, hao hụt năng lượng tương đương cả 1 giờ làm việc đầu phiên buổi sáng. Sự bền bỉ của bạn kéo dài được bao nhiêu tháng? phòng khám của bạn sẽ phát triển bao nhiêu năm? Nghịch lý xảy ra khi càng phát triển, số phút bạn ở lại cuối giờ lại tăng tăng tăng tăng… bạn không còn sức để phát triển phòng khám của chính mình. Tại sao vậy? Tại vì bạn sử dụng toàn bộ phần năng lượng còn lại của bạn để làm những việc mà phần mềm quản lý giải quyết trong tích tắc.
Excel là một công cụ quản lý tuyệt vời, rất dễ sử dụng. Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Khi dữ liệu càng phình to, khi số lượng người cần truy xuất, cập nhật tăng lên, Excel lộ ra nhược điểm. Excel không giải quyết bài toán phân quyền cho bạn; Rồi bất thình lình, ai đó vô tình (hoặc cố ý) xóa nó mất. Nói cách khác, khi phòng khám của bạn lớn lên, nhu cầu quản lý cũng đòi hỏi chi tiết hơn, đó là lúc bạn phải sử dụng công cụ quản lý chuyên nghiệp hơn là một tập tin Excel cơ bản.
Thực tế đối với nhiều người
quản lý phòng khám, việc ứng dụng phần mềm không phải là ưu tiên hàng đầu bởi vì họ ngại cái mới, ngại phát sinh những tình huống không biết cách xử lý khi dùng công cụ không quen thuộc. Tâm lý này chủ yếu do các nguyên nhân sau:
1. Lạc hậu về công nghệ, dẫn đến không tin vào công nghệ.
2. Việc kinh doanh không phát triển đến mức cần quản lý chặt chẽ. Và bản thân người chủ phòng khám cũng không muốn hoặc không thể phát triển tiếp.
3. Việc kinh doanh phát triển nhanh đến mức không thể kiểm soát. Chủ phòng khám chấp nhận rủi ro với phương pháp quản lý thô sơ, hơn là ứng dụng giải pháp công nghệ khi chưa có kinh nghiệm triển khai.
Những nhà quản lý thành công, từ những kinh nghiệm thực tiễn của họ đã chỉ ra rằng:
– Khi bạn đứng yên, tức là bạn đang thụt lùi.
– Khi bạn thỏa mãn với thành công, tức là bạn sắp đối diện với thất bại.
– Khi bạn không giải quyết vấn đề sẽ phát sinh, đến khi chắn chắn nó phát sinh, bạn sẽ không giải quyết được nữa.
🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ: 182 Tran Binh Trong Street, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City
BÌNH DƯƠNG: 27 Đường số 16. Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
☎ Hotline: 09.7777.1060
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook: https://www.facebook.com/minara.net/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của
MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!