
Chủ động khai báo với Google giúp website của bạn nhanh chóng được xét duyệt và hiển thị ở vị trí cao
Bạn nghĩ rằng Google biết tuốt? Đúng nhưng chưa đủ. Vì Google cũng có một số hạn chế trong việc tìm kiếm những website mới, bài viết mới. Nhược điểm của hạn chế này là: nếu cứ “thuận theo tự nhiên” thì phải tốn rất nhiều thời gian, website của bạn mới được Google tìm thấy. Nhưng có một thông tin đáng mừng, bạn có thể chủ động khai báo trang web của mình với Google. Google Search Console sẽ giúp bạn thực hiện điều này nhanh chóng, hiệu quả chỉ với một số bước đơn giản. 2. Thực hiện “chiến dịch” backlink Sau khi chủ động khai báo với Google, bạn phải thực hiện ngay “chiến dịch” backlink. Trong các bài viết tin tức trên website, bạn nên gợi ý thêm một đường link tham khảo những bài viết có nội dung liên quan. Ngoài ra, khi chia sẽ thông tin về website trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, Medium…) bạn cũng đừng quên chèn thêm link website. Khi bạn xây dựng được hệ thống các đường link dày dặn sẽ tạo nên được độ uy tín nhất định cho website, Google sẽ dễ dàng tìm thấy các URL mới và index chúng. Ở một khía cạnh khác, người đọc sẽ được gợi ý nhiều thông tin để tham khảo hơn. 3. Lựa chọn keyword phù hợp Chắc chắn bạn đã nghe nhắc đến “keyword” rất nhiều lần phải không? Một keyword được đánh giá cao là một cụm từ gồm 3-5 từ. Nếu tìm được từ khóa trùng khớp với những gì mà mọi người đang tìm kiếm thì Google sẽ hiểu rằng: website doanh nghiệp của bạn chính là ứng cử viên sáng giá cho người dùng, và sẽ được ưu tiên xếp thứ hạng cao. 4. Tối ưu các thẻ meta Bạn đã biết thông tin này chưa? Các thẻ meta (meta description) cũng được Google liệt kê vào danh sách những tiêu chí sắp xếp thứ hạng website. Đây là phần hiển thị phía dưới title (dòng chữ màu xanh dương trong hình bên dưới). Theo một quy luật nào đó (mà chắc có lẽ chỉ có Google biết mà thôi), độ dài phần meta này thường được thay đổi. Nếu như trước kia độ dài đoạn meta này là khoảng từ 230 – 386 kí tự thì vào tháng 6/2018, nó đã được rút xuống còn 130 kí tự. Để cập nhật những sự thay đổi này, bạn cần thường xuyên đọc tin tức. 5. Tối ưu website phiên bản xem trên thiết bị di động (chuẩn responsive) Theo thống kê của công ty Appota (2017), hiện nay trên toàn thế giới có 94% lưu lượng truy cập website đến từ smartphone. Và tất nhiên là Google biết điều này. Đây cũng là lí do tại sao Google đã thực hiện một biện pháp index nội dung website mới có tên gọi mobile-first indexing. Theo đó, ông lớn này sẽ ưu tiên index những thông tin trên website phiên bản mobile trước. Do đó, bạn cần đầu tư thiết kế web chuẩn responsive, hiển thị vừa vặn, đầy đủ thông tin/ hình ảnh dù người dùng duyệt web bằng thiết bị/ trình duyệt/ hệ điều hành nào đi chăng nữa. 6. “Google Business”